Lượt xem:34968
Phật gia Vũ Thị Hợp, Địa chỉ: Số 230 Tổ 12, Buôn Kotam, Xã Ea tu, TP.Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đắc Lắc, SĐT: 0947.251.015, hỏi 1 câu:
Câu 1: Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, phần “Như Lai dạy 4 phần căn bản” tại mục 4 (trang 11) có nêu:
“Những môn đồ nào tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông thì phải học và thực hành cho thật đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” của Như Lai bí mật truyền theo dòng Thiền tông, thì mới mong tu theo Đạo của Như Lai đúng được. Còn môn đồ nào tu theo đạo của Như Lai, mà không có “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” này, thì chắc chắn phải tu mù và tu Tưởng, vì thế nên, chửi người công bố “Tập Huyền Ký” và người công bố “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” này ra.”
Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích cho tôi và nhiều bạn tu Thiền tông của tôi được biết:
“Phải học và thực hành cho thật đúng theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai” cái nghĩa cho thật đúng theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là như thế nào?
Tại sao người tu theo Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai nếu không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông lại là người tu mù và tu tưởng?
Xin cảm ơn Thiền tông Gia Đức Tịnh!
Xin trả lời Phật gia câu 1:
Ý thứ nhất:
I. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn dạy rõ ràng, trình tự và logic từng quy luật vật lý của điện từ Âm Dương, các cấu trúc và các công thức, để chúng ta học và thực hành cho thật đúng, thì mới có kết quả theo sự ham muốn của mỗi người chúng ta. Học và thực hành không đúng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì sẽ không có kết quả, có thể dẫn tới đi ngược lại những gì mình ham muốn, tức kết quả ngược lại. Vì thế nên, phải học và thực hành cho thật đúng theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì mới có kết quả theo sự ham muốn của mỗi người như sau:
Ví dụ: Người muốn Giải thoát thì phải học thuộc và thực hành đúng để hiểu biết thật rõ 13 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp Phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp Phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Ác đức phải đi trả ở những nơi đâu?
12. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
13. Thực hành đúng Nhất Tự Thiền!
V.v...
Khi học thuộc và rõ thông 13 phần nói trên, tìm cách giúp nhiều người khác hiểu và rõ thông như mình, được gọi là “Giác ngộ và thực hành để tạo ra Nghiệp Công đức sáng”, mang khối Nghiệp Công đức tạo được trở về Phật giới, gọi là “Giải thoát thành Phật”.
II. Người muốn tu theo 1 trong 5 Pháp môn có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi phải tu đúng theo từng Pháp môn thì mới có kết quả như sau:
Ví dụ:
1. Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa:
- Dành cho người nào tu cốt để trở thành “Thánh A La Hán”.
2. Đạo Phật Pháp môn Trung thừa:
- Dành cho người nào tu cốt để trở thành “Giảng sư Nhà Phật”.
3. Đạo Phật Pháp môn Đại thừa:
- Dành cho người nào tu cốt để trở thành “Kỹ sư Nhà Phật”.
4. Đạo Phật Pháp môn Tịnh Độ tông:
- Dành cho người nào tu cốt để trở thành “Tiên”.
5. Đạo Phật Pháp môn Mật Chú tông:
- Dành cho người nào tu cốt để trở thành “Thần”.
III. Người muốn ở trong “Dòng tộc” để thay phiên nhau làm con cháu, ông bà, cha mẹ, vợ chồng để trả Nhân quả nhẹ với nhau, khi còn sống phải làm những việc như sau:
- Không làm Phước, không làm Ác, chỉ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
V.v...
Ý thứ hai:
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn dạy rõ ràng, trình tự và logic từng quy luật vật lý của điện từ Âm Dương, các cấu trúc và các công thức, để chúng ta học và thực hành cho thật đúng, thì mới có kết quả theo sự ham muốn của mỗi người chúng ta. Vì thế nên, người không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông phải tu mù và tu tưởng là có nguyên do như sau:
Đức Phật dạy: Trải qua hơn 2500 Đạo Phật đã bị sai lệch một phần, dẫn tới mê tín, dị đoan, do vậy, Thiền tông phải được phổ ra, khởi nguồn của dòng Thiền tông vào thời Mạt Thượng Pháp, phải được khởi nguồn và dẫn nhập tuần tự. Trước khi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố ra, dòng Thiền tông phải được khởi nguồn và dẫn nhập tuần tự theo từng quyển sách, để dẫn nhập những người muốn tu, vào tu từ từ bằng những diệu thuật. Khi những người tu theo Đạo Phật Thiền tông đã hiểu một phần, tức không còn dị đoan nữa, thì những diệu thuật này không được phép sử dụng nữa, vì không còn phù hợp. Lúc này người tu theo Đạo Phật Thiền Tông chuyển sang mê tín, tức tin sai tin lầm, tin không đúng sự thật, thì Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông phải được công bố ra, để xóa mê tín và dẫn những Tánh Phật chán mang Thân và tánh Người muốn trở về Phật giới. Do vậy, người mà không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chắc chắn phải tu mù và tu tưởng, tức phải tưởng tượng lại những diệu thuật để tu, nhưng Thiền tông lại kỵ nhất là tưởng tượng, do đó, phải tu mù.
Thiền tông Gia Đức Tịnh