Lượt xem:24059
THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ HỎI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG NGÀY 06 THÁNG 04 NĂM 2020
*******
Kính thưa quý vị: Chúng tôi nhận được nhiều tâm thư của quý Phật tử và độc giả gần xa, gửi tới để chia sẻ với Thiền tông Gia Đức Tịnh, và nhiều câu hỏi liên quan đến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông mong được Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp.
Hôm nay, ngày 06 tháng 04 năm 2020, chúng tôi thay mặt Thiền tông Gia Đức Tịnh đọc trả lời một số câu hỏi mà Thiền tông Gia Đức Tịnh đã trả lời.
Trước khi đọc câu trả lời, chúng tôi xin chia sẻ cùng quý vị và độc giả, cùng hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc chung sức chống dịch Covid-19. Thiền tông Gia Đức Tịnh cũng đã trực tiếp thực hiện bằng hành động của mình để giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể: Ngày 03 và ngày 04 tháng 04 năm 2020, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương: ấp Gò Nổi A, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM, Thiền tông Gia Đức Tịnh, đã gửi gạo tới từng nhà bà con có hoàn cảnh khó khăn, tại ấp Gò Nổi A, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM, trong giai đoạn thực hiện cách ly phòng chống dịch viêm phổi cấp virus covid-19.
Sau đây, chúng tôi xin đọc phần trả lời của Thiền tông Gia Đức Tịnh trả lời một số câu hỏi của quý vị:
Kính thưa quý vị!
I. Trước khi trả lời những câu hỏi của quý Phật tử và độc giả, tôi xin chân thành cám ơn quý Phật tử và độc giả, đã gửi những dòng tin nhắn thắm thiết và đầm ấm, động viên tôi ráng vượt qua và đừng buồn khi bị một số người chửi. Có một số quý Phật tử và độc giả khi nghe những lời của một số người chửi tôi, đã không chịu nổi, liền vào chửi lại, rồi điện thoại và gửi tin nhắn báo cho tôi biết.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Phật tử và độc giả, đã dành những tình cảm cho Đạo Phật Thiền Tông nói chung và cá nhân tôi nói riêng.
Kính thưa quý vị: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn ra đời với mục đích chỉ dạy cho chúng ta để Giác ngộ và Giải thoát, và tôi là người thực hiện để Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật được ra đời. Vì thế nên, điều mà tôi mong muốn là khi công bố Giáo Lý ra, quý Phật tử và độc giả nhận được và tìm hiểu những điều chân thật về Giác ngộ và Giải thoát. Tôi không muốn quý vị dùng thời gian quý báu của quý vị vào những việc vô ích.
Quà người ta tặng cho tôi, tôi đã không nhận rồi, mà sao quý vị lại nhận. Nếu quý vị nào đã lỡ nhận, hãy trả lại cho người ta bằng cách không nói gì nữa và không nên nhận nữa, tức quý vị không chửi lại người ta nữa. Tôi sẽ rất cám ơn quý vị.
Đức Phật dạy 2 câu kệ để nói về điều này:
Tướng nước khi đã phún lên
Lên cao tới đỉnh lại rơi về nguồn.
Tôi xin trích dẫn thêm 1 câu chuyện và lời dạy của Đức Phật Thích Ca Văn để quý vị hiểu thêm:
Một lần, Đức Phật đi giáo hóa tại khu vực của Đạo Bà La Môn, các tu sỹ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Đức Phật để chửi. Đức Phật vẫn đi thong thả, họ tiếp tục đi theo sau chửi. Thấy Đức Phật thản nhiên không nói gì, họ tức giận và chặn Đức Phật lại hỏi:
Này Cù Đàm ông có điếc không?
Đức Phật trả lời: Ta không điếc.
Ông không điếc, sao không nghe chúng tôi chửi?
Đức Phật trả lời: Này Bà La Môn, nhà ông có đám tiệc, người thân tới dự, xong tiệc họ ra về, ông lấy quà ra tặng họ, họ không nhận, thì món quà đó thuộc về ai?
Bà La Môn trả lời: quà đó thuộc về tôi chứ ai.
Vì thế nên, ông chửi Ta không nhận.
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông với mục đích Giác ngộ và tạo Nghiệp Công đức để trở về Phật giới, vậy sao quý vị không dùng thời gian quý báu còn lại của mình tạo Nghiệp Công đức, để trở về Phật giới, mà lại dùng thời gian vào việc chửi nhau để tạo Ác đức và biến Đạo Phật Thiền Tông thành là Đạo chửi. Nếu những việc làm của quý vị mà biến Đạo Phật Thiền Tông thành Đạo chửi, thì quý vị sẽ tạo ra được Vô lượng Ác đức, vì con người sống trên Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả này, làm bất cứ thứ gì và bất cứ điều gì, cũng đều là tạo ra Nghiệp cả, chỉ khác nhau là tạo ra Nghiệp gì, để đi về đâu.
Tôi xin đọc lại 8 câu kệ để quý vị hiểu rõ hơn và được an vui hơn trên con đường Giác ngộ và Giải thoát:
Thiền tông là Nhất Tự Thiền
Buông, Dừng, Thôi, Dứt, hết liền tử sanh
Ở trong vật lý đua tranh
Đua tranh càng mạnh tử sanh kéo mình.
Muốn hết tử sanh phải Dừng
Dừng tìm, Dừng kiếm, Dừng luôn luận bàn
Tâm Dừng, thì được bình an
Dừng theo vật lý muôn ngàn an vui.
II. Có nhiều quý Phật tử và độc giả đã gửi câu hỏi liên quan đến 3 chủ đề như ở dưới đây, tôi xin phép không trả lời, kính mong quý vị thông cảm cho tôi:
1. Hỏi liên quan đến Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu.
2. Hỏi liên quan đến các Đạo khác và các Pháp môn khác.
3. Hỏi không liên quan gì đến chủ đề Giác ngộ và Giải thoát.
Kính mong quý vị hãy gửi câu hỏi có liên quan đến Giác ngộ và Giải thoát, để chính mình được hiểu và giúp nhiều người khác cùng hiểu.
III. Phần trả lời câu hỏi:
Người hỏi đầu tiên là:
Anh David Hoai, địa chỉ : 234 (số mới 298) Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, SĐT : 077.555.6888, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Tôi đọc trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, sao không thấy chỗ nào chỉ tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng tri?
Xin trả lời anh câu 1:
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật dạy: Trái đất Luân hồi sanh Nhân quả, do đó, loài người sống trên Trái đất này có làm gì đi chăng nữa, cũng đều là tạo ra Nghiệp cả, chỉ khác nhau ở chỗ là, tạo ra Nghiệp gì, để đi về đâu. Vì thế nên, Đức Phật mới dạy các công thức tạo Nghiệp để Luân hồi, hoặc tạo Nghiệp Công đức để Giải thoát như:
1. Tạo ra Nghiệp Ác đức, thì phải đi trả Nghiệp Ác đức ở Trái đất này.
2. Tạo ra Nghiệp Phước đức Âm, thì phải đi hưởng Nghiệp Phước đức Âm ở Trái đất này.
3. Tạo ra Nghiệp Phước đức Dương, thì phải đi hưởng Nghiệp Phước đức Dương ở các cõi Trời và nước Tịnh Độ.
4. Tạo ra Nghiệp Công đức sáng, thì phải trở về Phật giới.
Đây là quy luật bất di bất dịch nơi thế giới này.
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn ra đời để dẫn những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người học thuộc và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” để Giác ngộ, tức hiểu biết thật rõ 13 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp Phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp Phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Ác đức phải đi trả ở những nơi đâu?
12. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
13. Thực hành đúng Nhất Tự Thiền!
V.v...
Khi học thuộc và rõ thông 13 phần nói trên, tìm cách giúp nhiều người khác hiểu và rõ thông như mình, được gọi là “Giác ngộ và thực hành để tạo ra Nghiệp Công đức sáng”, mang khối Nghiệp Công đức tạo được trở về Phật giới, gọi là “Giải thoát thành Phật”.
Vì thế nên, trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật không dạy tu: Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng tri, vì tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng tri, sẽ không trở về Phật giới được.
Đức Phật dạy: Biết mình có cái Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng tri, không dạy mình tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng tri.
***
Người hỏi thứ hai là:
Ông Nguyễn Đức Toản, địa chỉ: Tổ dân phố Giáp Nhất, phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, SĐT: 0949.368.675, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhân, vậy y Pháp bất y nhân có nghĩa như thế nào?
Xin trả lời ông câu hỏi 1:
Câu “Y Pháp bất y nhân” mà Đức Phật dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn được phân tích và giải như sau:
1. Cách phân tích và giải của những vị trước đây như sau:
Vị thứ nhất phân tích và giải: Y PHÁP BẤT Y NHÂN: nghĩa là y cứ vào Giáo pháp của Phật mà tu hành, chứ đừng nương tựa, chấp mắc vào người.
Vị thứ hai phân tích và giải: Thế nào là y pháp bất y nhân? Nói một cách đơn giản, đó là chúng ta đặt niềm tin và làm theo chính pháp và không tin theo bất cứ ai nói hoặc làm sai chính pháp.
Vị thứ ba phân tích và giải: Y pháp bất y nhân, nghĩa đen là y theo giáo pháp, chẳng y theo theo người.
Vị thứ tư phân tích và giải: “Y” là y theo lời Pháp dạy.
- Chữ “pháp” là lời của Đức Phật dạy.
- “Bất y nhân”: không lời, không nghe ông thầy nói.
V.v...
2. Cách phân tích và giải của Đạo Phật Thiền Tông như sau:
Y Pháp bất y nhân:
a) Y Pháp:
- Y: Là y theo.
- Pháp: Là lời của Đức Phật dạy.
Y Pháp: Có nghĩa là: Y theo lời của Đức Phật dạy.
b) Bất y nhân:
- Bất: Là không.
- Y nhân: Là y theo người.
Bất y nhân: Có nghĩa là: Không y theo người.
Y Pháp bất y nhân, có nghĩa là: Y theo lời của Đức Phật dạy, không y theo người.
Diễn giải:
a) Y theo lời của Đức Phật dạy: Đức Phật không còn là một con Người và không còn ở thế giới này, vậy lấy gì để dạy mà y theo?
- Nếu lấy kinh mà Đức Phật dạy để y theo, thì không đúng!
- Chữ kinh, có nghĩa là: Ghi lại những gì chính Đức Phật giảng dạy.
Như vậy, không đúng với câu: Y Pháp.
b) Không y theo người:
- Nếu không theo người, thì Đức Phật truyền Thiền tông lại cho các vị Tổ sư Thiền tông để làm gì?
Như vậy, làm sao để y theo lời của đức Phật dạy, mà lại không y theo người?
Đức Phật dạy câu: “Y Pháp bất y nhân” trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông như sau:
Một là, y Pháp: tức dòng Thiền tông chảy tới đâu, thì người muốn học và thực hành để Giác ngộ và Giải thoát, phải y theo tới đó để học.
Nếu tới đó để học.
Vậy, cái gì dạy, hay ai dạy để học?
Người có nhiệm vụ sẽ được Đức Phật Thích Ca Văn điều khiển để nói ra và dạy.
Như thế nào để biết người có nhiệm vụ?
Người có nhiệm vụ, là người phải có những điều kiện như sau:
1. Phải có tổng Nghiệp và cấu tạo, tương ứng với nhiệm vụ được giao.
2. Phải có được Tập Huyền Ký hoặc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, để học theo Tập Huyền Ký hoặc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì mới Kiến Tánh được.
3. Phải Kiến Tánh.
4. Phải được Đức Phật Thích Ca Văn, điều khiển để nói và làm việc của Đạo Phật Thiền Tông, người này phải Kiến Tánh thì Đức Phật Thích Ca Văn mới điều khiển được.
5. Phải được vị Thần Kim Cang bảo vệ, mới nói và làm được những việc liên quan đến Giác ngộ và Giải thoát.
Hai là, bất y nhân: là Người đã hết nhiệm vụ nối dòng Thiền tông. Người hết nhiệm vụ nối dòng Thiền tông:
1. Phải trở lại sống theo tổng Nghiệp của chính mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước.
2. Đức Phật Thích Ca Văn không điều khiển, để nói và làm những việc của Đạo Phật Thiền Tông nữa.
3. Vị Thần Kim Cang không bảo vệ nữa.
Vì thế nên, Đức Phật mới dạy câu y Pháp bất y nhân là vậy!
Điển hình là:
1. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngài đã y theo lời của Đức Phật dạy là: y Pháp bất y nhân, khi Ngài trao Tổ vị cho vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 Lục Tổ Huệ Năng, có nhiều người tới hỏi, sao Ngài không giảng Pháp, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trả lời: Pháp đã truyền đi rồi.
2. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngài đã không y theo lời của Đức Phật dạy là: y Pháp bất y nhân, khi Ngài trao Tổ vị cho vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 29 Tổ Huệ Khả, Ngài tiếp tục đi giảng Pháp, do đó, bị hại chết.
Thiền tông Gia Đức Tịnh