Lượt xem:35777
TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
***
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi là Trương Năng, địa chỉ tại: Số nhà 230, Tổ 12, Buôn Kô Tam, xã EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, SĐT: 0931.615.377. Tôi xin hỏi Thiền tông gia Đức Tịnh 1 câu hỏi, kính xin Thiền tông gia trả lời giúp tôi và những người tu theo Thiền tông được biết:
Câu 1: Tại sao lại gọi là Nghiệp Công đức? Nghiệp Công đức, Nghiệp Phước đức, Nghiệp Ác đức khác nhau như thế nào? Nghiệp Công đức, Nghiệp Phước đức và Nghiệp Ác đức được tạo ra và hình thành như thế nào và từ đâu trong Tam giới này?
Xin chân thành cảm ơn Thiền tông gia.
Xin trả lời anh:
Ý thứ nhất:
Chúng ta đang sống trên Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, mà con người là trung tâm tạo ra Nhân để đi hưởng hoặc đi trả quả. Chữ “Nhân quả” có ý nghĩa như sau:
- Nhân: Còn gọi là Nghiệp, Nghiệp bao gồm: Nghiệp Công đức, Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức.
- Quả: Là thành quả, hay còn gọi là, hưởng thành quả, hay trả thành quả, đã tạo ra khi còn mang Thân người.
Ở Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả này, con người làm gì cũng đều là tạo ra Nhân, Nhân này được gọi là Nghiệp, Nghiệp bao gồm: Nghiệp Công đức, Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức, khi con người đã tạo ra Nghiệp, thì phải đi hưởng quả hoặc đi trả quả, ở những nơi như sau:
1. Tạo ra Nghiệp Công đức, thì được trở về Phật giới, hình thành ra một Kim Thân Phật, hay còn gọi là quả vị Phật và hưởng Thanh tịnh nơi Phật giới.
2. Tạo ra Nghiệp Phước đức Dương, thì được đi hưởng ở một trong các cõi Trời, sanh ra mang Thân Trời và hưởng Phước đức Dương ở cõi Trời, hay còn gọi là hưởng thành quả ở cõi Trời.
3. Tạo ra Nghiệp Phước đức Âm, thì được đi hưởng Phước đức Âm ở 1 trong 2 nơi như sau:
- Phải vào cõi Thần, sanh ra mang Thân Thần và hưởng Phước đức Âm nơi cõi Thần.
- Phải trở lại thế giới loài người, sanh ra mang Thân người và hưởng giàu sang nơi thế giới loài người.
4. Tạo ra Nghiệp Ác đức, thì phải đi trả ở 1 trong 3 nơi như sau:
- Phải vào loài Súc Sanh, sanh ra mang Thân Súc Sanh và trả Ác đức.
- Phải vào loài Thực Vật, sanh ra mang Thân Thực Vật và trả Ác đức.
- Phải vào loài Địa Ngục, sanh ra mang Thân Địa Ngục và trả Ác đức.
Ý thứ hai:
Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, con người sống trên Trái đất, là trung tâm tạo ra Nhân, để đi hưởng hoặc đi trả quả. Nhân là do con người tự tạo ra với nhau, hay còn gọi là tự gieo Nhân với nhau, để đi hưởng hoặc đi trả quả. Nguyên lý hoạt động để tạo ra Nhân, hay còn gọi là Nghiệp như sau:
Thân của con người được cấu tạo bằng Tứ đại: Đất – Nước – Gió – Lửa. 16 thứ tánh người của con người được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do đó, hoạt động theo nguyên lý của điện từ Âm Dương, là phát ra và thu lại. Giống như chiếc máy chụp hình, đầu tiên, máy chụp hình được hướng tới một khu vực nào đó hoặc một hình ảnh nào đó, từ trong máy phát ra, chụp hình ảnh đã được chọn và thu hình ảnh đó vào trong bộ phận lưu trữ của máy. Đồng nghĩa với Thân và 16 thứ tánh người, đầu tiên, Thân và tánh của người tạo Nghiệp, hướng về nhiều người hoặc một người, để tạo Nghiệp. Tánh Tưởng, tánh Tham, tánh Hành và Thân hành có chức năng phát ra, phát ra Nghiệp gì, thì thu lại Nghiệp đó và lưu trữ vào những nơi như Vỏ bọc Tánh Phật hoặc 1 trong những biệt kho trong Kho tổng Nghiệp. Nguyên lý để hình thành ra Nghiệp Công đức, Nghiệp Phước đức và Nghiệp Ác đức, được con người tự tạo ra với nhau và cách để hình thành, như sau:
1. Giúp những người khác Giác ngộ và Giải thoát, tức hiểu biết từ vô hình đến hữu hình một cách chân thật, hay còn gọi là giúp người khác sáng suốt để Giải thoát, là tạo ra được Nghiệp Công đức, hay còn gọi là thu lại được Nghiệp Công đức. Phát ra giúp người khác sáng nhiều, thì thu lại được nhiều, sáng ít, thì thu lại được ít Nghiệp Công đức. Nghiệp Công đức không Âm, không Dương nhưng rất sáng này, được lưu vào trong Vỏ bọc Tánh Phật và được lưu giữ bởi điện từ Quang của Tánh Phật. Vỏ bọc Tánh Phật nằm ở giữa của Kho tổng Nghiệp.
2. Giúp những người khác an vui, vui sướng và bớt khổ, là tạo ra được Nghiệp Phước đức Dương hoặc Nghiệp Phước đức Âm, hay còn gọi là, thu lại được Nghiệp Phước đức Dương hoặc Nghiệp Phước đức Âm. Nghiệp Phước đức Dương và Nghiệp Phước đức Âm này, cấu tạo bằng điệu từ Âm Dương, được lưu vào trong Biệt kho và được duy trì bởi điện từ Âm Dương của tánh Người, ở Biệt kho phía trên Vỏ bọc Tánh Phật.
3. Nghiệp Ác đức được tạo ra, hay còn gọi là được phát ra và thu lại, từ những việc làm như sau:
- Gieo rắc Mê tín Dị đoan, làm cho những người khác tối tăm và mê mờ.
- Lường gạt những người khác.
- Giết hại người khác.
- Giết hại súc sanh.
V.v…
Nghiệp Ác đức này, cấu tạo bằng điệu từ Âm, được lưu vào trong Biệt kho và được duy trì bởi điện từ Âm Dương của tánh Người, ở Biệt kho phía dưới Vỏ bọc Tánh Phật.
Đức Phật dạy cho chúng ta nguyên lý phát ra và thu lại nơi thế giới vật lý điện từ Âm dương này, để chúng ta hiểu, khi đã hiểu nguyên lý này, chúng ta sẽ yêu thương nhau nhiều hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn, vì: Giúp người, là đang giúp chính mình; hại người, là đang hại chính mình.
Xin chân thành cám ơn anh!
Trả lời ngày 12 tháng 01 năm 2021
Thiền tông gia Đức Tịnh