Lượt xem:32805
XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON
******
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi là Bùi Thị Lý, cư ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0908.962.789, có 02 câu muốn hỏi, xin Thiền tông gia chỉ giải giúp, chân thành cám ơn.
Câu hỏi 1:
Trong Dòng chảy Mạch nguồn Thiền tông thật là nhiều giai thoại rất hay. Tuy nhiên, tôi nhớ nhất là khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tiễn Lục Tổ Huệ Năng về Phương Nam và dặn dò rất cẩn thận thật cảm động, phải nói là rơi nước mắt! Giai thoại thì nhiều, hai vị Tổ đối đáp cũng nhiều, tôi rất thích, nhưng tôi thích và nhớ nhất khi đệ tử tới hỏi Pháp, Ngũ Tổ nói ngắn gọn: “Pháp đã Truyền đi rồi”. Lúc Ngũ Tổ đưa Lục Tổ qua sông, Lục Tổ nói: “Xưa con Mê con nhờ Thầy độ, nay con đã Ngộ con Tự Độ con”; Chả lẽ chỉ là truyền thuyết thôi sao?! Những gì đang diễn ra với Thiền tông hiện nay ngược lại toàn bộ, tôi thấy xót quá! Tại sao lại như vậy?
Kính mong Thiền tông gia Đức Tịnh phân tích, chỉ giải rõ ràng và chân thật phần này, chân thành cám ơn Thiền tông gia.
Câu hỏi 2:
Tôi xin được hỏi mấy ý trong 92 câu kệ Đức Phật dạy về Dòng chảy Mạch nguồn Thiền tông như sau:
- Người có Tâm lớn có phải là Người có Tâm - Tài - Lực không?
- Người có Tâm lớn và Có người Tâm lớn khác nhau như thế nào?
- Thiền Tông phải chảy theo Dòng nghĩa là thế nào, chảy Một Dòng hay Nhiều Dòng?
Kính thưa Thiền tông gia, tôi hiểu Giáo lý Đạo Phật Thiền Tông vô cùng cao quý mà 10 đời Phật mới được công bố ra để giúp cho những Tánh Phật chán và sợ Luân hồi biết đường biết cách trở về Quê xưa của chính mình là Phật Giới, nên tôi tha thiết mong nhận được lời chỉ giải chân thật rõ ràng từ Thiền tông gia về Lời Dạy của Đức Phật Thích Ca Văn cả ẩn ý và không ẩn ý. Lần nữa tôi xin được chân thành cám ơn Thiền tông gia.
Xin trả lời chị câu 1:
Ý thứ nhất:
Câu chuyện này không phải là truyền thuyết, mà là câu chuyện trong dòng Thiền tông cách đây khoảng 1.356 năm, giữa vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32 Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 Lục Tổ Huệ Năng. Trong đêm Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền tổ vị cho Lục Tổ Huệ Năng và đưa Lục Tổ Huệ Năng qua sông Cửu Giang về Phương Nam, có nhiều những giai thoại có chủ đề Giác ngộ va Giải thoát giữa hai Thầy Trò, làm cho người tu Thiền tông sau này, khi nghe tới, đều phải xúc động và kính phục:
Một là: Trên thuyền đi, Ngũ Tổ dạy thêm Lục Tổ 4 câu căn bản của Đạo Phật Pháp môn Thiền tông như sau:
- Hữu tình lai hạ chủng.
- Nhân đất quả liền sanh.
- Vô tình vô chủng tánh.
- Vô tánh nên vô sanh.
Ý nghĩa của 4 câu này như sau:
1. Người tu mà muốn Giác ngộ và Giải thoát, ông tìm cách dạy họ.
2. Nhờ lòng ham muốn Giải thoát cao, nên họ dễ nhận ra Tánh Phật của họ.
3. Người tu không muốn nhận ra Tánh Phật của họ, mục đích họ đi tu để kiếm tiền và kiếm danh, ông không được nói Pháp môn Thiền tông này với họ.
4. Người tu muốn tìm kiếm những thứ trong vật lý, trong vật lý làm gì có Tánh Phật mà tìm.
Hai là: Khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chèo thuyền đưa Lục Tổ Huệ Năng qua sông, Lục Tổ Huệ Năng muốn tự mình chèo thuyền, nên nói với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn như sau:
“Khi Mê, con nhờ Thầy độ, hôm nay con đã Ngộ, con xin Tự Độ lấy con.”
Ba là: Khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền tổ vị và đưa Lục Tổ Huệ Năng qua sông về Phương Nam xong, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trở về chùa Đông Thiền, đệ tử tới hỏi Pháp, Ngũ Tổ nói ngắn gọn như sau:
“Pháp đã Truyền đi rồi”.
Ý thứ hai:
Những gì đang diễn ra với dòng Thiền tông hiện nay, đi ngược lại toàn bộ với những gì mà Thầy Trò vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32 và 33, là vì Thiền tông được chia ra làm 2 thời kỳ và được Đức Phật Huyền Ký như sau:
Đức Phật quy định: Dòng Thiền tông chỉ được phép truyền tới vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 là Lục Tổ Huệ Năng, tới đây, dòng Thiền tông sẽ không được truyền nữa. Sau thời của Lục Tổ Huệ Năng, Đức Phật sẽ Huyền Ký bằng 92 câu kệ, để nói rõ ai sẽ là người nối tiếp Dòng chảy Mạch nguồn Thiền tông và phổ biến Thiền tông. Đức Phật bắt đầu dẫn Huyền Ký từ vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28, Tổ Bồ Đề Đạt Ma:
Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ truyền và nối tiếp Mạch nguồn Thiền Tông, người truyền và người được truyền để nối tiếp Mạch nguồn Thiền Tông, được gọi là Tổ sư Thiền tông:
1. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28 Tổ Bồ Đề Đạt Ma:
Câu 19 và câu 20:
Tiếp theo hai tám vị Thầy
Dẫn Mạch nguồn Thiền chảy đến phương Đông.
2. Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 34 - Tổ Điều Ngự Giác Hoàng, 35 - Tổ Pháp Loa và 36 - Tổ Huyền Quang:
Câu 57 và câu 58:
Vua, Dân hết não hết phiền
Lập thêm hai Tổ ở yên tu hành
Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ phổ biến Thiền tông, Đức Phật Huyền Ký trong 92 câu kệ như sau:
1. Người nhận được mà không phổ biến ra được, được gọi là Thầy:
Câu 65, 66, 67:
Thế kỷ hai mươi có Thầy
Nhận được Mạch ấy định xây chùa Thiền
Giang sơn chưa được bình yên
2. Người nhận được một phần căn bản của Thiền tông từ vị Thầy công bố và phổ biến Huyền Ký, được gọi là Người có Tâm lớn:
Câu 68:
Thầy ấy truyền Huyền giao lại hậu Nhân.
Câu 80:
Người có Tâm lớn nơi đây lưu truyền.
3. Người được Đức Phật giao cho công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, được gọi là Có người Tâm lớn:
Câu 91 và 92:
Như Lai Huyền ký “Đất Rồng”
Có người Tâm lớn nối dòng Như Lai.
Tới đây, việc Truyền và Huyền Ký dòng Thiền tông sẽ chấm dứt, vì Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố ra, Tổ chức Đạo Phật Thiền Tông được cho phép thành lập, vì thế nên, Thiền tông sẽ hoạt động và tổ chức theo Hiến Chương Đạo Phật Thiền Tông.
Ý thứ ba:
Chị thấy xót, là do chị chưa có thời gian để suy xét về dòng Thiền tông trước kia và Thiền tông hiện nay. Nếu chị có thời gian để suy xét về dòng Thiền tông trước kia và Thiền tông hiện nay, chị sẽ thấy được những điều như sau:
Một là: Thời kỳ Mạt Thượng Pháp, có một vị Thầy nhận được một phần căn bản của Thiền tông nhưng không phổ biến được, vị Thầy này phải giao lại cho hậu Nhân.
Hai là: Thời kỳ hậu Nhân: Người có Tâm lớn phổ biến Thiền tông và công bố Huyền Ký. Vào thời kỳ này, Người có Tâm lớn muốn phổ biến được Thiền tông và công bố được Huyền Ký thì phải dùng diệu thuật, thì Pháp môn Thiền tông này mới phổ biến ra được, do đó, Thiền tông được phổ biến ra bằng nhiều diệu thuật. Nhiều người thấy hay nên tìm tới tu. Người tới tu vào thời kỳ này, không chịu dùng trí tuệ của mình để suy xét xem đâu là diệu thuật và đâu là chân thật, vì thế nên, không nhận ra được đâu là diệu thuật và đâu là chân thật, do đó, dính cứng vào người dạy diệu thuật mà quên đi lời dạy của Đức Phật. Vì vậy, Đức Phật mới dạy: Vào thời kỳ này 100 người được truyền Bí Mật Thiền tông, chỉ có 5 người đi tiếp theo dòng Thiền tông, học Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông để Giác ngộ và tìm cách tạo ra Nghiệp Công đức để Giải thoát.
Ba là: Thời kỳ Có người Tâm lớn: Người có Tâm – Tài – Lực. Người có Tâm – Tài – Lực là người có 3 tiêu chuẩn như sau:
1. Tâm: Người có Tâm trong sáng: Mới hiểu hết những gì Đức Phật muốn chỉ dạy về Giác ngộ và Giải thoát, vì thế nên, chỉ giải về Giác ngộ và Giải thoát, mới đúng những gì Đức Phật muốn chỉ dạy.
2. Tài: Người có Tiền Tài hơn người, nhưng không dính vào Tiền Tài: Mới tự bỏ tiền ra xây dựng, thành lập và phát triển được Đạo Phật Thiền Tông.
3. Lực: Người có Lực chịu đựng những người bị mất quyền lợi chửi và hại khi phổ biến Đạo Phật Thiền Tông và có Lực điều hành Đạo Phật Thiền Tông, ít nhất là 20 năm.V.v...
Thời kỳ này, Đức Phật giao cho Người có Tâm – Tài – Lực công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, chỉ giải những chân thật trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, cũng như những chân thật nơi thế giới này, để người tu được Giác ngộ, tức hiểu biết những chân thật nơi thế giới này. Hiểu biết chân thật mới tạo ra được Nghiệp Công đức sáng, Nghiệp Công đức sáng được hình thành từ những chân thật nơi thế giới này, tạo ra được Nghiệp Công đức sáng, mới Giải thoát được.
Thời kỳ của Thầy Trò vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32 và 33, là thời kỳ Truyền Thiền và nối tiếp dòng Thiền tông, nên Thầy Trò vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 32 và 33 mới có tình cảm nhiều như vậy. Thời kỳ hiện nay, là thời kỳ Phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chỉ giải những chân thật nơi thế gian này, do đó, người phổ biến Thiền tông và người tu theo Thiền tông mà gian dối, sẽ bị mất quyền lợi, vì mất quyền lợi, nên mới tìm cách vu khống và hại người công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, vì thế nên, Đức Phật mới giao cho Người có Tâm – Tài – Lực. Trong đó có Lực chịu được những người bị mất quyền lợi chửi và hại. Những người bị mất quyền lợi này là ai, chỗ này chị tự tìm hiểu…
Những gì đang diễn ra với Đạo Phật Pháp môn Thiền tông chỉ giải về Giác ngộ và Giải thoát hiện nay, giống như chiếc dần sàng tự nhiên, để dần sàng những người vào tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông để Giác ngộ và Giải thoát nhưng không thật sự Giác ngộ, tức không thật sự hiểu biết, phải lọt sàng, không Giải thoát được.
Xin trả lời chị câu 2:
Ý thứ nhất:
Người có Tâm lớn, nếu hỏi chung với Có người Tâm lớn, thì Người có Tâm lớn không phải là Người có Tâm – Tài – Lực. Nếu hỏi riêng, thì Người có Tâm lớn, là Người có Tâm - Tài - Lực.
Ý thứ hai:
Người có Tâm lớn và Có người Tâm lớn khác nhau như sau:
Một là, Người có Tâm lớn: Người có Tâm lớn là người được Đức Phật giao nhiệm vụ và điều khiển để phổ biến Thiền tông dạy về Giác ngộ và Giải thoát!
Tại sao người được Đức Phật giao nhiệm vụ và điều khiển để phổ biến Thiền tông dạy về Giác ngộ và Giải thoát, mới được gọi là Người có Tâm lớn?
Vì chúng ta, ai cũng phải sống theo Nghiệp thức của chính mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Sống theo Nghiệp thức của chính mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước, thì làm gì biết Giác Ngộ và Giải thoát mà phổ biến. Ở thế giới Luân hồi sanh ra Nhân quả này, chỉ có người Đại Giác ngộ là Đức Phật, mới được gọi là Người có Tâm lớn. Do đó, người nào được người Đại Giác ngộ là Đức Phật giao nhiệm vụ và điều khiển để phổ biến Thiền tông dạy về Giác ngộ và Giải thoát, thì người đó được gọi là Người có Tâm lớn.
Hai là, Có người Tâm lớn: Có người Tâm lớn là Người có Tâm – Tài – Lực. Người có Tâm – Tài – Lực, là người có 3 tiêu chuẩn như sau:
1. Tâm: Người có Tâm trong sáng: Mới hiểu hết những gì Đức Phật muốn chỉ dạy về Giác ngộ và Giải thoát, vì thế nên, chỉ giải về Giác ngộ và Giải thoát, mới đúng những gì Đức Phật muốn chỉ dạy.
2. Tài: Người có Tiền Tài hơn người, nhưng không dính vào Tiền Tài: Mới tự bỏ tiền ra xây dựng, thành lập và phát triển được Đạo Phật Thiền Tông.
3. Lực: Người có Lực chịu đựng những người bị mất quyền lợi chửi và hại khi phổ biến Đạo Phật Thiền Tông và có Lực điều hành Đạo Phật Thiền Tông, ít nhất là 20 năm.V.v...
Ý thứ ba:
Thiền Tông phải chảy theo Dòng, có nghĩa là, Thiền Tông chỉ chảy theo 1 dòng duy nhất, vì thế nên, trong Thiền tông mới có câu: Dòng chảy Mạch nguồn Thiền tông.
Xin chân thành cám ơn chị.
Trả lời ngày 14 tháng 12 năm 2020
Thiền tông gia Đức Tịnh
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật (18.01.2023)
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG? (26.04.2021)
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức? (02.04.2021)
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ (29.03.2021)
- HOA ƯU ĐÀM (21.02.2021)
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N (11.02.2021)
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ? (07.02.2021)
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (05.02.2021)
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ (30.01.2021)
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (24.01.2021)