Lượt xem:41073
VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ NGÃ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
***
Chị Trương Thị Hảo, sinh năm 1969, địa chỉ: Nhà số 8, Đường số 7, khu dân cư Phú Mỹ, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0985.069.844, hỏi:
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi nghe nói tu theo Thiền tông là phải Vô trụ với vật chất mới Giải thoát được. Theo tôi nghĩ, tu theo Thiền tông là phải nhập thế, nếu nhập thế mà Buông hết vật chất, thì lấy gì để sống, lấy gì sao chép Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông ra tặng giúp nhiều người khác hiểu, để tạo ra Nghiệp Công đức và còn cuộc sống hàng ngày nữa, cái gì cũng phải cần đến vật chất! Vô trụ và Vô Ngã khác nhau như thế nào và sử dụng ở trong trường hợp nào? Xin Thiền tông gia Đức Tịnh chỉ giải rõ cho chúng tôi hiểu!
Xin chân thành cám ơn!
Thiền tông gia Đức Tịnh trả lời:
Ý thứ nhất:
Đức Phật ra đời và dạy 6 Pháp môn tu, mỗi Pháp môn, có thành quả khác nhau, do đó, công thức và vận hành của từng Pháp môn sẽ khác nhau. Vô trụ, Đức Phật dạy cho người tu theo Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa và Vô Ngã, Đức Phật dạy cho người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông:
I. Vô trụ, Đức Phật dạy cho người tu theo Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa, cũng gọi là “Nguyên thủy” hay “Nam truyền”. Người tu đúng theo Pháp môn này, phải thực hành như sau:
1. Phải xuất gia, tức phải ra ngoài căn nhà thế tục.
2. Phải Vô trụ với vật chất:
- “Vô”, là không;
- “Trụ”, là giữ;
Có nghĩa, không giữ vật chất.
3. Chỉ được phép có “ba Y, một Thất, tùy Thân”:
- “Ba Y”, là 3 bộ quần áo, để mặc;
- “Một Thất”, là một cái Thất, để ở;
- “Tùy Thân”, là khi nào đói thì đi xin ăn:
+ Ăn 1 bữa;
+ Trước 12 giờ trưa;
Ba Y, một Thất, để tánh Người không phải Tưởng và không phải suy nghĩ tới vật chất, mới ép Thân và tánh Người vào được Thanh tịnh của tánh Người. Ăn 1 bữa để thức ăn chỉ đủ nuôi Thân và ăn trước 12 giờ trưa, để thức ăn được chuyển hóa hết, không tích tụ, vì vậy nên, không sinh dục, mới ép Thân và tánh Người vào được Thanh tịnh của tánh Người.
4. Phải ngồi Thiền dụng công tu hành 1 trong 37 pháp Quán Trợ đạo, do 1 vị Thần giúp mới thành công, gồm:
a) Tứ quả Thinh Văn:
* Ngồi Thiền ép cho Thân bất động, Tánh không phát ra Tưởng tượng và suy nghĩ, thì chứng được 4 quả vị Thánh nơi Trái đất này, gồm:
Một là: “Thánh nhập lưu”, tức nhập vào dòng Thánh!
Người tu phải đạt được 3 phần như sau:
- Thân Người mình phải bất động.
- Tánh Người mình phải không còn Tưởng tượng.
- Đạt được Thanh tịnh từ 4 giờ trở lên.
- Khi đạt được Thanh tịnh từ 4 giờ trở lên rồi, phát ra ham thích an vui; an vui phải hiển lộ ra, thì Người này đã đạt được “Thánh Diệu Lạc”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh nhập lưu Tu Đà Hoàn”.
Hai là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ hai là “Tư Đà Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Tách cho cái “Diệu Lạc” do mình ham muốn mà có đó, rời ra cái ham muốn của mình.
- Người nào tách được cái ham muốn của mình rời khỏi Diệu Lạc mà thành công, thì Người này chứng được quả vị Thánh thứ hai là: “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh Tư Đà Hàm”.
Ba là: Khi đạt được “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ ba là “Thánh A Na Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho cái “Diệu Lạc” vào nơi “Thanh tịnh”.
- Người nào cho Diệu Lạc vào được nơi Thanh tịnh mà thành công, thì mình chứng được quả vị Thánh thứ ba là: “Thánh Diệu Lạc Thanh tịnh”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh A Na Hàm”.
Bốn là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc Thanh tịnh” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ tư là “Thánh A La Hán”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho “Thân và tánh Người” của mình nhập vào “Diệu Lạc Thanh tịnh”.
- Người nào ép cho Thân và tánh Người của mình vào an trú hẳn trong Diệu Lạc Thanh tịnh và phát ra Thần thông thì chứng được quả vị cao nhất nơi Trái đất là “Thánh A La Hán”, cũng gọi là “Thánh Bất động”.
Trên đây là “Tứ quả Thinh Văn”, dụng công tu hành chứng được nơi Trái đất này.
Người nào ngồi Thiền dụng công tu hành chứng được Tứ quả Thinh Văn, nhập vào quả vị A La Hán, thì Người này được vào “Niết Bàn Tịch Tĩnh”, hay còn gọi là “Niết Bàn Hóa Thành” sống trong đó.
II. Vô Ngã, Đức Phật dạy cho người tu theo Như Lai Thanh tịnh Thiền, từ đời Tổ thứ 2 gọi là “Thiền tông”, sau này gọi là “Đạo Phật Pháp môn Thiền tông”. Người tu đúng theo Pháp môn này, phải thực hành như sau:
1. Phải Nhập thế, tức ở trong căn nhà thế tục, bao gồm ở trong gia đình và xã hội.
2. Phải Giác ngộ, tức học thuộc và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” để hiểu biết thật rõ 13 phần, gồm:
- Càn khôn Vũ trụ.
- Phật giới.
- Tam giới.
- Trái đất.
- Con người.
- Vạn vật.
- Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
- Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
- Biết Nghiệp Phước đức Dương sử dụng ở đâu?
- Biết Nghiệp Phước đức Âm sử dụng nơi nào?
- Biết Nghiệp Ác đức phải đi trả ở những nơi đâu?
- Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
- Thực hành đúng Nhất Tự Thiền!
V.v...
3. Phải Vô Ngã:
- “Vô”, là Không;
- “Ngã”, là Ta, Chấp Ta;
Có nghĩa: Không Chấp Ta!
4. Phải tìm cách tạo ra được Nghiệp Công đức sáng, tức giúp nhiều người Giác ngộ và Giải thoát mà không vụ lợi, mới tạo ra được Nghiệp Công đức sáng.
Người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, phải Vô Ngã, mới Giải thoát, thành Phật được, tức có tất cả như: Vật chất - Danh lợi và Địa vị, nhưng không chấp vào việc ta có Vật chất - Danh lợi và Địa vị và không cho Vật chất - Danh lợi và Địa vị là của Ta, hay Chấp Ta, biết sử dụng Vật chất - Danh lợi và Địa vị vào những việc tạo ra được Nghiệp Công đức! Vì Nhân sống của con người là Tánh Phật. Tánh Phật từ Phật giới vào thế giới loài người mượn Thân và tánh Người để tạo Nghiệp Công đức, vì vậy, chỉ có Nghiệp Công đức mới là của Tánh Phật, còn lại tất cả như:
- Vật chất - Danh lợi và Địa vị;
- Buồn – Thương – Giận – Ghét;
Là của Thân người, tánh Người và của thế giới loài người. Vì thế nên, Tánh Phật mượn Thân và tánh Người, hay còn gọi là con người, tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, mà cho những thứ như:
- Vật chất - Danh lợi và Địa vị;
- Buồn – Thương – Giận – Ghét;
Là của Ta, tức Chấp Ta, cũng gọi là Chấp Ngã, sẽ không Giải thoát được. Vì Tánh Phật nhận những thứ trong Luân hồi là của Ta, nên phải Luân hồi mãi nơi Trái đất và Tam giới, thọ khổ.
Trả lời Ý thứ hai:
Vô trụ và Vô Ngã khác nhau và sử dụng trong 2 Pháp môn khác nhau như sau:
1. Vô trụ, sử dụng cho người tu theo Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa, cũng gọi là “Nguyên thủy” hay “Nam truyền”, để khi hết duyên sống nơi thế giới loài người, được vào sống trong “Niết Bàn Tịch Tĩnh”, hay còn gọi là “Niết Bàn Hóa Thành” ở nơi Trái đất này.
2. Vô Ngã, sử dụng cho người tu theo Như Lai Thanh tịnh Thiền, từ đời Tổ thứ 2 gọi là “Thiền tông”, sau này gọi là “Đạo Phật Pháp môn Thiền tông”, để khi hết duyên sống nơi thế giới loài người, được trở về quê xưa của Tánh Phật, là Phật giới, gọi là “Giải thoát thành Phật” và sống trong “Niết Bàn Bảo Sở”.
Xin chân thành cám ơn chị!
Trả lời ngày 12 tháng 02 năm 2021
Thiền tông gia Đức Tịnh
- Hoa Tiêu Vị Thần Hỏi Trung Ấm Thân và Hô Buông (25.05.2020)
- Về Phật Giới Thành Phật Rồi Còn Tạo Công Đức Được Nữa Không (25.05.2020)
- Bị Chửi Sao Không Thấy Phản Ứng Gì (22.05.2020)
- Thực Hành Như Thế Nào Cho Đúng Nhất Tự Thiền (16.05.2020)
- Trả Lời Thiền Tông Cho Người Hỏi Bị Đứng Hình (15.05.2020)
- Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và Hình Tượng Người Mù Sờ Voi (13.05.2020)
- chưa phải là công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, có phải như vậy không (09.05.2020)
- Hỏi về truyền thiền và khi nào mới truyền thiền (07.05.2020)
- Tu theo Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai nếu không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tu mù (05.05.2020)
- Phải biết Như Lai là người như thế nào mà dạy Đạo Phật Pháp môn Thiền tông này (03.05.2020)