Lượt xem:36439
Chị Trương Thị Hảo, sinh năm 1969, địa chỉ: Nhà số 8, Đường số 7, khu dân cư Phú Mỹ, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0985.069.844, hỏi:
VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
***
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Trong kinh, Đức Phật dạy: Vô minh dẫn chúng sanh đi Luân hồi và Vô minh là nhân đầu tiên sinh ra các nhân khác trong chuỗi Thập nhị nhân duyên. Vậy Vô minh là gì? Làm sao để phá vỡ Vô minh? Kính xin Thiền tông gia Đức Tịnh giải đáp cho những người tu theo các Pháp môn của Phật được biết!
Xin chân thành cám ơn!
Thiền tông gia Đức Tịnh trả lời:
Ý thứ nhất:
Trong kinh, Đức Phật dạy: Chúng sinh Vô minh. Vô minh là nhân đầu tiên sinh ra các nhân khác trong chuỗi Thập nhị nhân duyên:
Chúng sinh Vô minh:
- “Vô” là không;
- “Minh” là sáng;
Có nghĩa là: Chúng sinh không sáng.
Chúng sinh không sáng, là vì chúng sinh đang sống theo Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức, mà chính chúng sinh đã tự tạo ra từ nhiều kiếp trước và lưu vào Kho tổng Nghiệp của chính mình. Vì không sáng, nên tiếp tục dùng 4 trong 16 thứ tánh người như: Tưởng, Tham, Ác và Kiến chấp, tạo ra Nhân, hay còn gọi là Nghiệp, để Luân hồi trong 12 con đường, gọi là chuỗi Thập nhị nhân duyên:
- “Thập”, là 10;
- “Nhị”, là 2;
Có nghĩa là: 12 con đường Luân hồi như sau:
Một là: 6 con đường đi hưởng Nghiệp Phước đức Dương ở các cõi Trời, tức 3 Bầu Hoàn đạo, gồm:
Bầu Hoàn đạo 2: Gồm 3 cõi Trời:
- Trời Tứ Thiên Vương.
- Cõi Trời Dục Giới.
- Trời Thượng Đế, cũng gọi là Trời Ngọc Hoàng.
Bầu Hoàn đạo 3: Gồm 2 cõi Trời:
- Cõi Trời Hữu Sắc.
- Nước Cực Lạc.
Bầu Hoàn đạo 4: Gồm 1 cõi Trời:
- Cõi Trời Vô Sắc.
Hai là: 6 con đường đi hưởng Nghiệp Phước đức Âm hoặc trả Nghiệp Ác đức ở Trái đất, gồm:
- Loài Thần.
- Loài Người.
- Loài Ngạ Quỷ.
- Loài Súc Sanh.
- Loài Thực Vật.
- Loài Địa Ngục.
Ý thứ hai:
Vô minh trong mỗi con người là:
1. Tánh Người:
Tánh Người cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 16 thứ, gồm: 1- Thọ. 2- Tưởng. 3- Hành. 4- Thức. 5- Tài. 6- Sắc. 7- Danh. 8- Thực. 9- Thùy. 10- Tham. 11- Sân. 12- Si. 13- Mạn. 14- Nghi. 15- Ác. 16- Kiến.
2. Kho tổng Nghiệp:
Kho tổng Nghiệp chứa: Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm, Nghiệp Ác đức, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương. Con người sống ở thế giới này là sống bằng Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức. Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức này, là do con người dùng Thân và 16 thứ tánh Người, phát ra và thu lại Kho tổng Nghiệp, hay còn gọi là, tạo Nghiệp với nhau, để cùng dắt nhau đi hưởng hoặc đi trả Nghiệp với nhau, sinh rồi tử, tử rồi lại sinh, không ngày cùng tận, gọi là Vô minh.
Ý thứ ba:
Muốn phá vỡ được Vô minh, thì phải hiểu được cái gì là Minh, cái gì là Vô minh và cách phá vỡ Vô minh:
I. Cái Minh trong mỗi con người là Tánh Phật:
Tánh Phật tự nhiên có cái “Ý”. Trong mỗi cái Ý tự nhiên có 4 thứ, gồm:
- Có cái tự nhiên Thấy, gọi là “Hằng Thấy”.
- Có cái tự nhiên Nghe, gọi là “Hằng Nghe”.
- Có cái tự nhiên Rung động, muốn phát ra tiếng, tự nhiên có tiếng, gọi là “Hằng Pháp”, tức tiếng nói.
- Có cái tự nhiên Biết, gọi là “Hằng Tri”.
Bốn thứ này gọi là sự sống của cái Ý.
Cái Ý này được điện từ Quang trong Phật giới bao bọc lại gọi là “Tánh của Ý”, hay còn gọi là “Tánh Phật”.
II. Cái Vô minh trong mỗi con người là 16 thứ tánh Người và Kho tổng Nghiệp:
Tánh Phật bị bao lại bởi 16 Bầu tròn của tánh Người và Vỏ bọc tánh Người. 16 Bầu tròn của tánh Người là những biệt kho chứa Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Ác đức, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, vì thế nên, Tánh Phật phải Thấy, Nghe, Nói và Biết qua 16 Bầu tròn của tánh Người, Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm, Nghiệp Ác đức, Vỏ bọc tánh Người và 5 cái cửa của Thân người là: 2 con mắt, 2 lỗ tai và 1 cái miệng.
III. Cách phá vỡ Vô minh:
Muốn phá vỡ Vô minh trong mỗi con người thì phải tạo ra được Nghiệp Công đức sáng. Muốn tạo ra được Nghiệp Công đức sáng thì phải học thuộc và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” để Giác ngộ, tức hiểu biết thật rõ 13 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp Phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp Phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Ác đức phải đi trả ở những nơi đâu?
12. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
13. Thực hành đúng Nhất Tự Thiền!
V.v...
Khi học thuộc và rõ thông 13 phần nói trên, tìm cách giúp nhiều người khác hiểu và rõ thông như mình, được gọi là “Giác ngộ và thực hành để tạo ra Nghiệp Công đức sáng”. Khi tạo ra được Nghiệp Công đức, sẽ được lưu vào trong Vỏ bọc Tánh Phật và được duy trì bởi điện từ Quang của Tánh Phật. Nghiệp Công đức, cấu tạo không Âm, không Dương nhưng rất sáng. Nghiệp Công đức nhiều hoặc vô lượng, được duy trì và kết hợp với điện từ Quang trong Vỏ bọc Tánh Phật, sẽ phát ra ánh sáng đẩy Ý và sự sống của Ý là: Thấy, Nghe và Biết, xuyên qua 16 Bầu tròn của tánh Người, Nghiệp Phước đức Dương, Nghiệp Phước đức Âm, Nghiệp Ác đức, Vỏ bọc tánh Người và 4 cái cửa của Thân người là: 2 con mắt và 2 lỗ tai, gọi là phá vỡ Vô minh. Người phá vỡ được vô minh, là người Thấy, Nghe và Biết bằng Tánh Phật Thanh tịnh, gọi là Kiến tánh, hay còn gọi là thấy Tánh Phật Thanh tịnh của chính mình.
Xin chân thành cám ơn chị!
Trả lời ngày 29 tháng 03 năm 2021
Thiền tông gia Đức Tịnh
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia (02.08.2020)
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố (02.08.2020)
- Người Có Nhiệm Vụ (02.08.2020)
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản (02.08.2020)
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không (27.07.2020)
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp (27.07.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu (24.07.2020)
- Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào (24.07.2020)