Banner mobi
VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI

Lượt xem:13474

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI

***

2. Ngài A Nan Đà (Ananda), nhỏ hơn Đức Phật 30 tuổi, con của vua Hộc Phạn và hoàng hậu Phước Thệ Thiện, dòng Sát Đế Lợi, ở thành Ca Tỳ La Vệ. Vua Hộc Phạn là em ruột của Đề Bà Đạt Đa, tức em nhà chú của Đức Phật Thích Ca Văn.

Thuở nhỏ, Ngài có nhiều tướng tốt, thông minh tuyệt vời, đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Phật cần người thị giả, rất nhiều vị đứng ra tình nguyện. Nhưng vì quá nhiều người, nên Đức Phật phải lập ra hội thi, để tìm ra vị nào đạt yêu cầu cao nhất, thì được làm thị giả.

Sau khi thi tài đối đáp và nhớ dai, Ngài được vượt trội. Tuy vượt trội, nhưng Ngài cũng không chịu nhận, Ngài viện lý do là em của Đức Phật, nếu làm thị giả sợ nhiều người dị nghị. Sau cùng Đức Mục Kiền Liên và Ngài Xá Lợi Phất đứng ra năn nỉ nhiều lần, buộc lòng Ngài nhận, nhưng Ngài xin Đức Phật 4 điều:

1. Không thọ trai riêng.

2. Không mặc y thừa của Phật.

3. Không hầu hạ Phật khi Phật ở một mình.

4. Không sử dụng bất cứ thứ gì của Phật cho.

Đức Phật chấp thuận 4 điều kiện của Ngài và có lời khen như sau:

- Quả thật, ông có sự hiểu biết cao rộng như vậy, vì ông sợ mọi người dị nghị ông là em chú bác với Như Lai.

Thế là Ngài theo làm thị giả cho Đức Phật suốt 25 năm.

Một hôm, Ngài đi khất thực về ngang Tịnh xá của Đức Phật ở, thấy bà di mẫu Ma Xà Ba Đề đang đứng trước cửa khóc. Di mẫu áo quần bụi bặm, chân dính bùn đất, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết bà từ hoàng cung đến xin Đức Phật xuất gia. Bà xin đến 3 lần mà Đức Phật không cho. Ngài A Nan Đà thấy cảm động quá, nên vào Tịnh xá của Đức Phật, đảnh lễ Như Lai xin cho bà xuất gia. Ngài kể công ơn của bà Ma Xà Ba Đề, là do một tay bà nuôi Đức Phật khi hoàng hậu không còn.

Thấy Ngài A Nan Đà năn nỉ quá, nên Đức Phật cho bà xuất gia với 3 điều kiện:

1. Bà phải ở gần Chư Tăng, để có gì có Chư Tăng bảo vệ.

2. Bà phải tìm thêm vài người nữa để cư ngụ chung.

3. Phải tự lo chỗ ở kín đáo.

Nhờ Ngài A Nan Đà xin Đức Phật, Đức Phật chấp thuận, nên trong Giáo đoàn của Đức Phật mới có người nữ.

Phần ngài A Nan Đà:

Ông A Nan Đà xuất gia, sau Đức Phật thành đạo đến 24 năm. Do đó, những pháp môn tu Tiểu thừa và Trung thừa Ngài không biết được. Vì vậy, Ngài có trình xin Đức Phật, khi rảnh rỗi hãy nói lại cho Ngài nghe để biên chép lại cho đầy đủ 6 pháp môn tu mà Như Lai dạy nơi thế giới này.

Khi Ngài nhận làm thị giả, mỗi lần Đức Phật thuyết kinh, Ngài nhớ, về thất biên soạn lại và trình cho Đức Phật kiểm lại, nếu có chỗ nào sai, Đức Phật chỉnh lại.

Ngài có nhược điểm như sau:

Tuy Ngài văn hay, chữ đẹp, nhớ dai, nhưng nhận biết ý sâu mầu trong các lời kinh Ngài không hiểu được. Vì vậy, khi Ngài bị ông Duy Ma Cật hỏi vài chỗ “Yếu chỉ Phật ngôn”, Ngài không trả lời được.

Phần nêu các danh từ:

Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng có hỏi Đức Phật như sau:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, sau khi Như Lai diệt độ, chúng con muốn đắp tượng Đức Thế Tôn để thờ, mục đích của chúng con là, muốn nhìn hình tượng của Đức Thế Tôn, để nhớ lời dạy của Đức Thế Tôn. Vậy, nơi đặt tượng của Đức Thế Tôn gọi là gì?

Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng:

- Nơi đặt tượng của Như Lai gọi là “chùa”.

Vì sao lại gọi như vậy?

chùa là bao hàm mênh mông rộng khắp, đúng như lời Như Lai dạy.

Ngài A Nan Đà thay mặt đại chúng hỏi tiếp:

- Sao không được gọi là nhà thờ?

Đức Phật dạy:

- Nhà thờ là chỉ cho tựu hội của vật lý, nên nó rất nhỏ hẹp, nơi đây chỉ thờ những vị còn nằm trong vật lý. Nhà thờ này có mấy dạng như sau:

- Ở tín ngưỡng, thờ vị Chúa của cõi Trời Thượng Đế, vị này nằm trong cõi Trời Dục giới.

- Cũng ở tín ngưỡng, thờ vị Thánh đứng đầu trong cõi trời Vô sắc giới, vị này cai quản cõi trời này. Thờ vị này, các môn đồ của Ngài không được phép vẽ hình.

Vì sao vậy?

Vì cõi này không cấu tạo sắc chất của tứ đại, nên không thể nào vẽ hình được.

1. Còn ở nhân gian, thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc người thân.

Ngài A Nan Đà lại hỏi:

- Ba cung cách nhà thờ nói trên, vậy có những danh từ nào nữa để nói lên chỗ thờ phượng này?

Đức Phật dạy:

- Này ông A Nan Đà và đại chúng, ngoài 3 cung cách thờ nói trên, còn 2 nơi thờ nữa, nhưng rất nguy nga và đồ sộ:

+ Tòa thánh một: Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi Trời Thượng Đế, nằm trong Dục giới. Nhưng nơi đây, phải là nơi có ban bệ, có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.

+ Tòa thánh hai: Nơi thờ vị Giáo chủ trong cõi Trời Ngọc Hoàng, cũng còn nằm trong cõi Trời Dục Giới. Nơi đây cũng có ban bệ, cũng có phân chia cấp bậc. Tổ chức như một cơ quan của một nước vậy.

Như Lai dạy thêm:

- Ngoài các loại trên:

Đình, có 2 loại:

+ Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức thờ “Hồn thiêng sông núi, cây cỏ hoa lá” trong vật lý của Trái đất này.

+ Thờ vị có công trận với đất nước.

  Miếu, cũng gọi là Miểu: Đây là tín ngưỡng của nhân gian, họ thờ bất cứ ai họ cho là giúp đỡ họ. Dù nam hay nữ, dù thú hay cây cỏ, v.v…

Ngài A Nan Đà đạt “Bí mật Thiền tông”:

Theo lời dạy của Đức Phật, khi ông Ma Ha Ca Diếp sắp tịch, phải truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, để làm Tổ sư thiền đời thứ 2. Đúng theo quy định truyền Thiền tông, vị nào được truyền Thiền tông, vị đó phải đạt được “Bí mật Thiền tông” và phải có bài kệ hay thơ ít nhất là 12 câu mới được truyền thiền. Hiện Ngài A Nan Đà chỉ Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” chứ đạt “Bí mật Thiền tông”, Ngài chưa đạt được.

Một buổi sáng mùa xuân, Tổ Ma Ha Ca Diếp đang đứng trước sân chùa, Ngài A Nan Đà đến chắp tay thưa hỏi Tổ:

- Kính bạch sư huynh, Như Lai truyền cho sư huynh Y choàng, Bát ăn cơm và gói kệ Huyền ký, ngoài 3 món nói trên Như Lai có truyền thêm vật gì nữa không?

Tổ Ma Ha Ca Diếp biết, gã này không chịu nhận nơi mình mà cứ tìm kiếm chuyện vớ vẩn bên ngoài, nên Tổ nhìn thẳng vào mặt ông A Nan Đà, nói thật lớn:

- Này ông A Nan Đà, ông coi chừng cây phướng trước chùa ngã đè ông!

Vì tiếng nói trực diện và quá to của Tổ Ma Ha Ca Diếp, nên ông A Nan Đà bị chát lỗ tai, không kịp suy nghĩ mà ông tự nhiên nghe. Chính cái chỗ tự nhiên nghe này, nên ông A Nan Đà nhận rất rõ Tánh Nghe thanh tịnh của chính mình, và ông đã cảm nhận được Tánh Nghe ấy, ông ở trong trạng thái này rất lâu, như chết đứng.

Tổ Ma Ha Ca Diếp biết ông A Nan Đà đã được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh và nhận được tánh hay Nghe của mình”, nên Tổ cứ để tự nhiên như vậy. Sau nửa canh giờ, ông A Nan Đà mới trở lại sống với tánh Nghe của vật lý, nên Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi ông:

- Sao ông chết đứng như vậy?

Ông A Nan Đà thưa:

- Nhờ diệu thuật của sư huynh, đệ đã nhận được tánh Nghe thanh tịnh chân thật của chính đệ.

Tổ Ma Ha Ca Diếp hỏi:

- Ông nhận biết như thế nào, hãy nói lại cho sư huynh nghe coi, có thật đúng như vậy không?

Ông A Nan Đà liền ứng khẩu làm bài kệ 64 câu như sau:

Đệ nghe tiếng gọi sư huynh

Nghe được như vậy lặng thinh nghe hoài

Tiếng nghe đi khắp trần ai

Tiếng Nghe vang rền đi khắp núi sông.

 

Lòng đệ trống rỗng như không

Tất cả vật lý, đệ không thấy gì

Thiền tông, sao quá diệu kỳ

Tánh Nghe thanh tịnh, không chi dính mình.

 

Vì vậy, đệ cứ lặng thinh

Để cho mặc tình vật lý trôi lăn

Bao năm đệ cứ lăng xăng

Đi tìm chân Tánh, lăn theo Luân hồi.

 

Huynh ôi, Đệ đã ngộ rồi

Ngộ Nghe thanh tịnh, Luân hồi không theo

Thiền tông "Bí mật" nghe theo

Nghe mà thanh tịnh, không theo Luân hồi.

 

Tánh Nghe thanh tịnh vậy thôi

Luân hồi nhiều kiếp liền thôi với mình

Đệ xin cám ơn sư huynh

Huynh dùng diệu thuật độ mình đệ thôi.

 

Xưa kia đệ nghĩ xa xôi

Dụng công tìm kiếm, Luân hồi cứ theo

Huynh đưa đệ đến hiểm nghèo

Ép vào thanh tịnh, đệ "Rơi về nguồn".

 

Rơi vào thanh tịnh lệ tuôn

Nhận ra những thứ không buồn chỉ vui

Đệ nay đã hết ngậm ngùi

Chỉ sống thanh tịnh, và vui trong lòng.

 

Không cần cầu khẩn thần thông

Mà nhận kỳ diệu ở trong lòng mình

Chân thật cảm ơn sư huynh

Phước đệ quá lớn, nhận thời Thiền tông.

 

Phước lớn dù đầy núi sông

Cũng không sánh được Thiền tông Phật truyền

Nhìn lại, đệ có đại duyên

Vì vậy, Phật dạy truyền thiền cho em.

 

Hoa sen sáng rực hơn đèn

Trước kia không biết, tìm sen tu thiền

Đệ nay hết đảo hết điên

Sư huynh truyền thiền làm Tổ thứ hai.

 

Hôm nay đệ nhận căn tai

Nhận được cười hoài như Di Lặc vui

Huynh ôi, đệ rất vui tươi

Nhận được Tổ vị rất vui rất mừng.

 

Đệ xin truyền tiếp không ngừng

Để môn thiền học còn cùng thế gian

Như vậy đệ mới được an

Nghe lời Phật dạy, gian nan cũng đành.

 

Pháp môn thiền học không tranh

Không tìm, không kiếm, không tranh được nào

Thiền tông vị trước truyền sau

Để môn thiền học không sao phai mờ.

 

Lòng đệ hiện tại bây giờ

Mong tìm được người để chờ truyền sang

Vị nào nhận được bình an

Ngộ được thiền học rõ ràng là thiêng.

 

Giúp người sau tiếp truyền thiền

Đáp đền Đức Phật, đệ yên trong lòng

Lòng đệ mới được thong dong

Cũng nhờ huynh trưởng, diệu xong thuật truyền.

 

Đệ nay nhớ lại lời thiêng

Phật bảo truyền thiền, đệ Tổ thứ hai

Hôm nay đệ ngộ căn tai

Pháp thiền thanh tịnh còn hoài thế gian.

Ngài A Nan Đà trình 64 câu kệ về sự đạt được “Bí mật Thiền tông” của mình với sư huynh Ma Ha Ca Diếp.

Tổ Ma Ha Ca Diếp nói với ông A Nan Đà:

- Như vậy, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, hôm nay, đệ đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, mà Như Lai đã nói trước. Vậy, hai tuần nữa, sư huynh sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” cho đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai. Đệ lo sắp xếp cho buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này cho trang nghiêm, đúng như lời Đức Thế Tôn đã dạy. Việc tổ chức người tham dự, chỉ có những người ham muốn tu pháp môn này mới tham dự thôi, còn những người tu các pháp môn còn nằm trong vật lý, không được tham dự.

Sư huynh cũng nói cho đệ biết:

- Đến đời đệ truyền “Bí mật Thiền tông” cho vị Tổ thứ Ba, buổi lễ ấy không được phép làm như buổi lễ ngày hôm nay.

Vì sao vậy?

Đức Thế Tôn có dạy sư huynh, vì pháp Thiền tông học này cách xa Như Lai khoảng 50 năm, thì không còn ai thích pháp môn tu này nữa.

Đức Thế Tôn dạy rõ phần này:

Vì chúng sanh cách xa Như Lai khoảng 50 năm thôi, thì “Siêu đại Thần lực Thanh tịnh thiền” của Như Lai bủa ra đã lần lần giảm bớt. Do vậy, chúng sanh cũng lại bị vật lý của âm dương nơi thế giới này bao trùm lại, nên họ tu thích có chứng và đắc theo Nhân quả của vật lý, nên pháp môn tu Thiền tông này họ không màng đến. Đã không màng đến thì đệ không được phép mời những người này tham dự.

Như Lai có dạy rõ sư huynh như sau:

- Từ đời đệ làm Tổ sư Thiền tông đời thứ hai trở đi, khi đệ truyền Thiền tông cho vị Tổ thứ ba, đệ cũng nói Đức Thế Tôn dạy điều này.

Đức Thế Tôn lại dạy rõ cho sư huynh:

- Khi đến Tổ sư Thiền tông đời thứ 33, vị này mới được phép phá bỏ quy định mà Như Lai đã dạy.

Vì sao vị này được phép bãi bỏ?

- Vì đến đời vị Tổ thứ 33, có rất nhiều người Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Tuy vậy, mà người đạt được “Bí mật Thiền tông” cũng không có là bao nhiêu. Còn người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng còn ít. Phải đợi đến đời Mạt thượng pháp, ở tại đất Rồng, có một vị cư sỹ may mắn đạt được “Bí mật Thiền tông” này. Sau thêm 2 đời Thầy nữa, mới có người công bố pháp môn Thiền tông học này ra.

Đến thời kỳ này:

- Người  Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” không tính hết được.

- Người đạt “Bí mật Thiền tông”, rất nhiều.

- Người được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, nhiều nhất kể từ khi Như Lai dạy pháp môn Thiền tông này.

Tổ Ma Ha Ca Diếp nói vài ý Đức Phật dạy xong, ông A Nan Đà hết sức vui mừng và cám ơn Tổ Ma Ha Ca Diếp.

Hai tuần sau, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” của nhất Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho Ngài A Nan Đà, mà trong sách Huyền ký của Đức Phật đăng như sau:

Tuyên đọc lời hành lễ của Tổ Ma Ha Ca Diếp:

Nam mô Giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Văn.

Kính bạch Đức Thế Tôn:

Hôm nay tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Lôi Âm, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng con xin hành đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho thị giả của Đức Phật là ông A Nan Đà, nối tiếp con nhận Tổ vị Thiền tông đời thứ hai. Trước khi tuyên đọc bài kệ truyền “Bí mật Thiền tông”, chúng con có hương, đăng, hoa, trà, quả và nhiều phẩm vật dâng cúng, kính xin Đức Thế Tôn và Mười Phương Chư Phật chứng minh.

Trước hết chúng con xin:

DÂNG HƯƠNG:

Khói hương bay khắp bầu trời xanh

Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành

Trên khói hương này xin Phật ngự

Chứng cho đệ tử tấm lòng thành.

LỄ PHẬT:

Kính lạy Phật từ bi cứu thế

Đem đạo thiền phổ tế chúng sanh

Trần gian biết nẻo tu thiền

Nhờ tâm thanh tịnh quang minh soi đường. O

LỄ PHÁP:

Kính lạy Pháp là phương Giải thoát

Gốc tu thiền, chánh pháp ngày xưa

Nhiều người Giác ngộ có thừa

Vì đã biết được quê xưa của mình. O

LỄ TĂNG:

Kính lạy Tăng nghiêm trì giới luật

Hạnh Tăng vô nhất vật thanh bần

Tự mình Giác ngộ lý chân

Giúp người Giác ngộ trọn phần Thiền tông. O

TÔN KÍNH PHẬT BẢO:

Phật là Đấng tối cao Giác ngộ

Lập đạo thiền tế độ chúng sanh

Luật nghiêm giới cấm ban hành

Là người dẫn lộ chỉ rành nẻo tu. O

 

Cõi trần thế mịt mù tăm tối

Biết đâu là đường lối thoát thân

Đầu tiên một bậc siêu nhân

Cất mình thoát tục bước chân lìa đời. O

 

Đây đệ tử là người mong mỏi

Dứt trần duyên theo dõi học hành

Kính dâng một tấm lòng thành

Phụng thờ Đức Phật đạo thiền cao siêu. O

TÔN KÍNH PHÁP BẢO:

Pháp của Phật giáo điều chánh lý

Theo Thiền tông học pháp tu hành

Ba Y, một Thất tùy thân

Pháp môn thanh tịnh giúp nhân rõ lời. O

 

Pháp Giải thoát khỏi nơi thế sự

Được rơi vào Bể tánh an nhàn

Sống trong thanh tịnh dễ dàng

Thiền tông thanh tịnh mở đàng huyền môn. O

 

Lời dạy pháp hùng hồn cảnh tỉnh

Giúp chúng sanh dứt bệnh hôn trầm

Quý thay diệu pháp thậm thâm

Chúng con hết dạ thành tâm tu thiền. O

TÔN KÍNH TĂNG BẢO:

Tăng là các vị sư thanh tịnh

Tâm thể không không chẳng dính bụi trần

Ly gia cắt ái khinh thân

Dứt trừ bổn Ngã lãnh phần độ sanh. O

 

Tăng là Người thừa hành phật pháp

Đem đạo thiền dạy khắp thế gian

Hồng trần đám lửa cháy lan

Nước mưa thiền học xối tràn tắt ngay. O

 

Chư Thánh Tăng công dày vô hạn

Giúp chúng sanh bao quản nhọc nhằn

Đội ơn cảm đức không ngằn

Chúng con thờ kính lễ hằng dám sai. O

CÚNG DƯỜNG TAM BẢO:

Kính lạy Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo

Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường

Của này vốn của thiện lương

Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành. O

 

Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng

Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh

Nguyện cầu tất cả chúng con

Tu theo thiền học không còn trầm luân. O

 

Thiền tông Phật dạy con mừng

Mừng vì sanh tử đã dừng với con

Chung con nhất quyết lòng son

Quyết tu thanh tịnh không còn chuyển luân. O

 

Hiện tại chúng con biết “Dừng”

Đừng theo vật lý là dừng lại ngay

Hôm nay tại điện Phật đài

Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này. O

 

Chúng con kỉnh nguyện tại đây

Thiền tông Lôi Âm tại đây thệ nguyền

Chúng con nay dứt các duyên

Tu theo thiền học không còn trầm luân. O

 

Hôm nay, thật sự con “Dừng”

Không theo vật lý Luân hồi dừng ngay

Chánh điện Thiền tông của Ngài

Chúng con kỉnh nguyện xin Ngài chứng minh. O

 

Chúng con cố gắng giữ gìn

Phổ môn Thiền học, ở cùng chúng con

Chúng con nhất quyết lòng son

Cố gắng gìn giữ để còn mai sau. O

 

Chúng con thệ nguyện với nhau

Pháp môn thiền học, không sao phai mờ

Thiền tông chánh điện chùa thờ

Kính xin Đức Phật, chứng lời chúng con. OOO

 

TIẾP THEO LÀ BÀI KỆ TRUYỀN THIỀN TÔNG

Cho ông A NAN ĐÀ

Ngày xưa, sen nở Linh Sơn

Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng

Sư huynh nhận được bình an

Nay truyền cho đệ rõ ràng Thiền tông. O
 

Sư huynh nghe dạy của Thầy

Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền

Hôm nay họ A có duyên

Huynh nay truyền thiền cấp giấy cho Nan. O

 

Đà kia nhận được không mong

Sống với Phật tánh của mình mà thôi

Huynh đây kiểm thiền phải rồi

Đệ sống Phật tánh hết rồi tử sanh. O

 

Tất cả những vị ngộ rành

Chính tâm thanh tịnh Thích Ca lưu truyền

Hôm nay A Nan đại duyên

Nhận được Nguồn thiền của Phật Thích Ca. O

 

Theo như lời dạy Thầy ta

Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền

Vị đó là người đủ duyên

Phải được truyền thiền để làm lòng tin. O

 

Tại đây, trước Đấng tối linh

Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông

Ông nên giữ lấy trong lòng

Vượt qua bể khổ để về nhà xưa. O

 

Từ nay dù sớm hay trưa

Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn

Ông nên cố gắng bình an

Nhìn thấy Bể tánh chính đây quê mình. O

 

Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”

Vì ông không biết, không theo lời Ngài

Vì vậy đi khắp trần ai!

Nhận được thanh tịnh, hôm nay mới “Dừng”. O

 

Tất cả chúng tôi rất mừng

Vì đã chứng nhận, ông nay ngộ thiền

Thêm người hết đảo hết điên

Chánh thức truyền thiền chứng nhận cho ông. OOO

 

CHÚNG CON XIN HỒI HƯỚNG:

Lễ truyền thiền đã xong rồi

Nguyện đem công đức vào đời chúng con

Chúng con nhất quyết lòng son

Quyết tu Thanh tịnh không còn trầm luân. O

 

Phật dạy chúng con chỉ “Dừng”

Tâm con thanh tịnh Luân hồi dừng ngay

Hôm nay tại điện Phật đài

Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này. O

 

Chúng con kính nguyện tại đây

Luân hồi sinh tử đứt dây buộc ràng

Đời con đã hết gian nan

Cũng nhờ Đức Phật chỉ đàng Thiền tông. O

 

Tâm con hiện tại đã không

Nhất quyết một lòng thực hiện Thiền tông

Dù cho thế giới hoại không

Hư không có hoại lòng con vẫn bền. O

 

Nhờ Phật con đã đứng lên

Luân hồi sinh tử vượt lên được rồi

Đời con đại phúc Phật ôi!

Hôm nay sinh tử dứt rồi với con. OOO

Nam mô Giáo chủ Ta bà Phật Bổn sư Thích Ca Văn.

(3 lần, 3 lạy, 3 tiếng chuông).

                                               ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

Chia sẻ:
Giải đáp trực tuyến
Đĩa - sách nói
Xem thêm đĩa - sách nói
video - phim
Xem thêm Video - Phim
Nhiều người quan tâm

Đã tặng 45.000 cuốn sách Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông

Đã tặng 45.000 cuốn sách Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông

Tính từ ngày 28 tháng 08 năm 2022 đến ngày 19 tháng 10 năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH ĐỂ GIỚI THIỆU VÀ TRUYỀN ĐẠT...

ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG?

ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG?

Theo như các pháp môn tu hành thì “Định sinh Tuệ”, vậy Tuệ có...

Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức?

Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức?

Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức...

VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ

VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ

Trong kinh, Đức Phật dạy: Vô minh dẫn chúng sanh đi Luân hồi và Vô...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH

Mê tín dị đoan gây ra những thiệt hại lớn và hậu quả xấu cho...

KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY CÔNG BỐ BẢN QUYỀN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY CÔNG BỐ BẢN QUYỀN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

Vào ngày 26 tháng 12 năm 2019, Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa,...

HOA ƯU ĐÀM

HOA ƯU ĐÀM

Tôi đọc trong kinh thấy Đức Phật có nói tới hoa Ưu Đàm, vậy hoa...

VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ?

VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ?

Trước kia tôi tu theo Pháp môn Tịnh Độ tông, tôi đọc trong kinh sách...

HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO

HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO

Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh! Tôi là Phạm Quang Huy, sinh năm...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG NHẬN QUÀ

THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG NHẬN QUÀ

Kính thưa: Quý Độc giả và quý Phật tử gần xa! Từ khi Thiền...

LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh! Tôi là Nguyễn Văn Cung, sinh...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN”

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN”

Tôi là Phạm Quốc Huy, cư ngụ: Tổ 3, Khu 3, phường Bãi Cháy, thành...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH

Căn cứ Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11:

THÔNG BÁO

THÔNG BÁO

Căn cứ Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11: “Điều...

TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ

TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ

Muôn loài phải đi hưởng Nghiệp, hoặc đi trả Nghiệp (trả Nhân...

XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON

XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON

Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh! Tôi là Bùi Thị Lý, cư ngụ...

92 CÂU KỆ DÒNG CHẢY CỦA MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG, CŨNG LÀ CÁCH TU THIỀN TÔNG

92 CÂU KỆ DÒNG CHẢY CỦA MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG, CŨNG LÀ CÁCH TU THIỀN TÔNG

Hoa Thiền Thầy dạy núi Linh Ngọc, vàng, châu, báu không hơn Hoa...

NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI

NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI

Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh, tôi là Vũ Thị Họp, địa chỉ...

CÚNG DƯỜNG CHO 100.000.000 TAM THẾ CHƯ PHẬT KHÔNG BẰNG CÚNG DƯỜNG CHO VỊ ĐẠO NHÂN VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, V

CÚNG DƯỜNG CHO 100.000.000 TAM THẾ CHƯ PHẬT KHÔNG BẰNG CÚNG DƯỜNG CHO VỊ ĐẠO NHÂN VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, V

Kinh Tứ Thập Nhị Chương, ở Chương XI Đức Phật dạy rằng: “...Cúng...

NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU

NHÓM PHẬT GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH HỎI 09 CÂU

Phật gia Đào Thị Biển, cư ngụ: 80/46 Dương Quảng Hàm, Phường 5,...

TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT

TRUNG ẤM THÂN RƠI RA KHỎI LỰC HÚT CỦA TRÁI ĐẤT BAO NHIÊU KM THÌ GẶP ĐƯỢC HOA TIÊU CỦA VỊ PHẬT

Phật gia Đoàn Thị Dung, địa chỉ: Số nhà 69, Tổ 1, Khu 1, Phường...

NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO

NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN TRONG ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO

Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh! Tên tôi là Nguyễn Thị Ái,...

PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?

PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?

Tôi là Phật gia Đỗ Phạm Thị Dung ngụ tại Khu 2, phường Hồng Hà,...

THÔNG BÁO  Về việc tặng sách  “5 CẤU TRÚC VÀ CÔNG THỨC GIẢI THOÁT”

THÔNG BÁO Về việc tặng sách “5 CẤU TRÚC VÀ CÔNG THỨC GIẢI THOÁT”

Đức Phật Thích Ca Văn dạy “Năm Cấu trúc và Công thức Giải thoát”...

TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”

TÔI THƯỜNG NGHE TRONG ĐẠO PHẬT NÓI CÂU “TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO”

Tôi là Phạm Quốc Huy, cư ngụ: Tổ 3, Khu 3, Phường Bãi Cháy, TP. Hạ...

VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?

VỊ THIỆN TRI THỨC CÓ TỪ THỜI NÀO? VỊ THIỆN TRI THỨC VỚI NGƯỜI CÓ NHIỆM VỤ LÀ MỘT HAY LÀ HAI?

Kính gửi Thiền Tông Gia Đức Tịnh! Tôi là Đinh Văn Ba, hiện ở...

PHẬT VÀ CHÚNG SANH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

PHẬT VÀ CHÚNG SANH TÁNH THƯỜNG RỖNG LẶNG, ĐẠO CẢM THÔNG KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Tôi là Bùi Thị Lý, cư ngụ tại Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12,...

CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO 

CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO 

 Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh!    Tôi là Đinh Văn Ba, cư...

TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG

TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG

Phật gia Đào Thị Biển, cư ngụ: 80/46 Dương Quảng Hàm, Phường 5,...

CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh! Tôi là Đinh Văn Ba, cư ngụ...

TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA

TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA

Anh: Từ Đức Hùng, Địa chỉ: Số 22 ngõ 116 Nhân Hòa, Nhân Chính,...

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG

Anh Lê Đức, Địa chỉ: Buôn Trấp, Xã Ea H’Ding, huyện Cư M’gar...

NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU

NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU

Tôi là Vũ Thị Thúy, cư ngụ tại: Số nhà 3, Tổ 53, Khu 5, Phường...

Chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau

Chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau

Phật gia Thiền tông Nguyễn Đức Hải, Địa chỉ: Số 1 tổ 8 khu 9...

Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà

Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà

Tôi tên Lê Đình Dương, ở Quảng Trạch, Quảng Bình, SĐT: 0985.203.809...

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông

Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông: Cũng gọi là “Niệm Chú”: Hình...

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông

Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông: Cũng gọi là “Niệm Phật”:...

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa

Đạo Phật pháp môn Đại thừa: Cũng gọi là “Phát triển”: Hình...

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa

Đạo Phật pháp môn Trung thừa: Cũng gọi là “Triết lý Phật Thích...

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa

Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa

Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa: Cũng gọi là “Nguyên thủy” hay...

Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật

Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật

Như Lai dạy bài pháp “Bụi trần” cho năm anh em ông Kiều Trần Như...

Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác

Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác

Trước khi Như Lai dạy đạo, Như Lai phải kiểm tra lại năng lực...

Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như

Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như

Phật gia Thiền tông Trịnh Văn Ước hỏi: Thiền tông Gia Đức Tịnh...

Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19

Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19

Phật gia Thiền tông Trịnh Văn Ước, sinh năm 1989. Địa chỉ: Khánh...

Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia

Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia

Chị Đỗ Thị Minh Sương, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng...

Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông

Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông

Chị Đỗ Thị Minh Sương, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng...

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố

Phật tử Thiền tông Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1977. Trú tại: Tổ 24,...

Người Có Nhiệm Vụ

Người Có Nhiệm Vụ

Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Ái, sinh năm 1964. Đ/c: Số 38 đường...

Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần

Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần

Phật tử Thiền tông Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1977. Trú tại: Tổ 24,...

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản

Phật tử Thiền tông Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1977. Trú tại: Tổ 24,...

Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra

Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra

Tánh Phật của Như Lai không quên, nên khi mẹ Ma Da sinh Như Lai ra tại...

Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không

Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không

Chị Đỗ Thị Minh Sương, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng...

Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp

Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp

Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Ái, sinh năm 1964. Đ/c: Số 38 đường...

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu

Phật gia Thiền tông Đào Thị Nhuận, sinh năm 1952. Trú tại: SN 15,...

Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào

Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào

Thiền Gia Thanh Bình, Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường Phú Lợi,...

Pháp trần là gì

Pháp trần là gì

Thiền Gia Thanh Bình, Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường Phú Lợi,...

Kinh Vô Tự

Kinh Vô Tự

Phật gia Thiền tông: Đặng Văn Hậu, Địa chỉ: 20 Phạm Thị Hối,...

NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông xuất phát từ Chư Phật ở Phật giới,...

Nước trăm ngàn con sông đều chảy ra biển, mà nước biển chỉ có một vị mặn

Nước trăm ngàn con sông đều chảy ra biển, mà nước biển chỉ có một vị mặn

Anh Lê Đức, Địa chỉ: Buôn Trấp, Xã Eahding, Cumga, Đaklak, SĐT: 0335.834.669,...

HỎI 30 NGƯỜI TRỞ VỀ PHẬT GIỚI CÒN LẠI 70 NGƯỜI ĐI ĐÂU

HỎI 30 NGƯỜI TRỞ VỀ PHẬT GIỚI CÒN LẠI 70 NGƯỜI ĐI ĐÂU

Tôi là Bùi Thị Lý, Cư ngụ tại Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12,...

TÁNH PHẬT ĐẦU TIÊN VÀO MƯỢN THÂN NGƯỜI LÀM SAO ĐỂ GẶP ĐƯỢC THIỀN TÔNG

TÁNH PHẬT ĐẦU TIÊN VÀO MƯỢN THÂN NGƯỜI LÀM SAO ĐỂ GẶP ĐƯỢC THIỀN TÔNG

Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh, tôi tên là Vũ Thị Thúy, cư ngụ...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH GIÁO LÝ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI THIỀN TÔNG

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH GIÁO LÝ VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI THIỀN TÔNG

Kính thưa quý Độc giả và Phật tử, chúng tôi xin thông báo đến...

Hỏi 49 Năm Đức Phật Không Nói Một Lời Nào

Hỏi 49 Năm Đức Phật Không Nói Một Lời Nào

Cô Vương Thị Nga, ngụ tại: Số nhà 37, Đường Số 2, Khu phố Thống...

Hỏi Ngoài Ta Tìm Phật Ắt Theo Tà, Lấy Sắc Cầu Ta, Gặp Phật Giết Phật Gặp Ma Giết Ma

Hỏi Ngoài Ta Tìm Phật Ắt Theo Tà, Lấy Sắc Cầu Ta, Gặp Phật Giết Phật Gặp Ma Giết Ma

Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh. Tôi là Nguyễn Thị Ái, trú tại:...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG GIÁO LÝ

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG GIÁO LÝ

 Từ ngày 23/04/2020 tới ngày 04/06/2020 chúng tôi và những vị có Tâm...

Đề Nghị Thiền Tông Gia Đức Tịnh Tranh Luận Với Soạn Giả Nguyễn Nhân

Đề Nghị Thiền Tông Gia Đức Tịnh Tranh Luận Với Soạn Giả Nguyễn Nhân

Tôi là Đinh Văn Ba, cư ngụ tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12,...

Một Tay Đồ Tể Buông Đao Tạo Công Đức Thành Phật

Một Tay Đồ Tể Buông Đao Tạo Công Đức Thành Phật

Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh! Tôi là Phạm Quang Huy, Địa...

Hỏi về Chín loại Thiền và làm sao để tặng Giáo Lý cho người khác mà không vi phạm pháp luật

Hỏi về Chín loại Thiền và làm sao để tặng Giáo Lý cho người khác mà không vi phạm pháp luật

Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh! Tôi là Đinh Văn Ba, Cư ngụ...

Hoa Tiêu Vị Thần Hỏi Trung Ấm Thân và Hô Buông

Hoa Tiêu Vị Thần Hỏi Trung Ấm Thân và Hô Buông

Phật gia Đào Thị Biển, địa chỉ: 80/46 Dương Quảng Hàm, Phường...

Về Phật Giới Thành Phật Rồi Còn Tạo Công Đức Được Nữa Không

Về Phật Giới Thành Phật Rồi Còn Tạo Công Đức Được Nữa Không

Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh! Tôi là Bùi Thị Lý, cư ngụ...

Bị Chửi Sao Không Thấy Phản Ứng Gì

Bị Chửi Sao Không Thấy Phản Ứng Gì

Anh: Phạm quốc Huy, Địa chỉ: Tổ 3, khu 3, phường Bãi Cháy, Thành...

Thực Hành Như Thế Nào Cho Đúng Nhất Tự Thiền

Thực Hành Như Thế Nào Cho Đúng Nhất Tự Thiền

Phật gia Đào Thị Biển, địa chỉ: 80/46 Dương Quảng Hàm, Phường...

Trả Lời Thiền Tông Cho Người Hỏi Bị Đứng Hình

Trả Lời Thiền Tông Cho Người Hỏi Bị Đứng Hình

Phật tử Thiền tông Hoàng Thị Thuật, Trú quán tại: Thôn Hữu Cần,...

Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và Hình Tượng Người Mù Sờ Voi

Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và Hình Tượng Người Mù Sờ Voi

Phật gia Đoàn Thị Dung, Địa chỉ: Số nhà 69, Tổ 1, Khu 1, Phường...

Hỏi về truyền thiền và khi nào mới truyền thiền

Hỏi về truyền thiền và khi nào mới truyền thiền

Thiền Gia Thanh Bình, Địa chỉ: Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường...

Tu theo Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai nếu không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tu mù

Tu theo Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai nếu không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tu mù

Phật gia Vũ Thị Hợp, Địa chỉ: Số 230 Tổ 12, Buôn Kotam, Xã Ea tu,...

Phải biết Như Lai là người như thế nào mà dạy Đạo Phật Pháp môn Thiền tông này

Phải biết Như Lai là người như thế nào mà dạy Đạo Phật Pháp môn Thiền tông này

Phật gia Phạm Văn Mẩm, Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Chánh Phú Hòa,...

Môn đồ giả tu theo Đạo của Như Lai và những người tu theo Đạo của Như Lai

Môn đồ giả tu theo Đạo của Như Lai và những người tu theo Đạo của Như Lai

Tôi là Phật tử Thiền tông Phạm Đức Thắng, địa chỉ tại xã...

HỎI VỀ 5 TRÁI ĐẤT CÒN LẠI

HỎI VỀ 5 TRÁI ĐẤT CÒN LẠI

Anh Trần Hoài Nam. Cư ngụ tại 117 đường 2, Phường Phước Bình,...

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc chung sức chống dịch Covid-19

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc chung sức chống dịch Covid-19

Ngày 16 tháng 04 năm 2020, Thiền tông Gia Đức Tịnh đã ủng hộ 50.000.000đ...

Tại sao lại thành lập công ty mà lại để tên là công ty Thiền Tông Đất Rồng

Tại sao lại thành lập công ty mà lại để tên là công ty Thiền Tông Đất Rồng

Thiền Gia Thanh Bình, Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường Phú Lợi,...

THÔNG BÁO TẶNG SÁCH GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

THÔNG BÁO TẶNG SÁCH GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

Để giúp quý vị muốn tìm hiểu về Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông...

NHƯ LAI DẠY CÔNG THỨC TRỞ VỀ PHẬT GIỚI

NHƯ LAI DẠY CÔNG THỨC TRỞ VỀ PHẬT GIỚI

Học thuộc và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”...

THÔNG BÁO

THÔNG BÁO

 Để giúp quý vị được thuận tiện trong việc tìm hiểu về Giác...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐƯA CÔNG THỨC GIẢI THOÁT VÀO GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐƯA CÔNG THỨC GIẢI THOÁT VÀO GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

Kính thưa quý vị:  Vào ngày 26 tháng 12 năm 2019, CỤC BẢN QUYỀN TÁC...

THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ NGÀY 06 THÁNG 04 NĂM 2020

THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ NGÀY 06 THÁNG 04 NĂM 2020

THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ HỎI...

Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhâ

Tôi nghe Thiền tông Gia Đức Tịnh giải đáp ngày 27 tháng 03 năm 2020 có nhắc tới câu y Pháp bất y nhâ

 Ông Nguyễn Đức Toản, Địa chỉ: Tổ dân phố Giáp Nhất, phường...

Tôi đọc trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, sao không thấy chỗ nào chỉ tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng

Tôi đọc trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, sao không thấy chỗ nào chỉ tu Thanh tịnh, Rỗng lặng, Hằng

Anh David Hoai, Địa chỉ : 234 (số mới 298) Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng,...

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc chung sức chống dịch Covid-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc chung sức chống dịch Covid-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, toàn dân tộc...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

THÔNG BÁO V/v: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO LÝ ĐẠO...

THÔNG BÁO

THÔNG BÁO

Ban tổ chức Lễ công bố Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông...

TP Hồ Chí Minh: Thiền tông Gia Đức Tịnh hỗ trợ Bệnh viện dã chiến chống dịch virus Corona 100.000.00

TP Hồ Chí Minh: Thiền tông Gia Đức Tịnh hỗ trợ Bệnh viện dã chiến chống dịch virus Corona 100.000.00

Chiều ngày 10/2, Thiền tông Gia Đức Tịnh, cư trú tại 443/9, đường...

TRẢ LỜI ÔNG PHẠM CÔNG TRÌNH PHÓNG VIÊN BÁO NGƯỜI CAO TUỔI, BÁO ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI ONLINE

TRẢ LỜI ÔNG PHẠM CÔNG TRÌNH PHÓNG VIÊN BÁO NGƯỜI CAO TUỔI, BÁO ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI ONLINE

Tôi tên là PHẠM CÔNG TRÌNH,  phóng viên Báo Người cao tuổi, báo...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ NHẤT

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ NHẤT

 1. Ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa), lớn hơn Đức Phật 1 tuổi, là...

ĐẠO PHẬT CÓ 6 PHÁP MÔN TU

ĐẠO PHẬT CÓ 6 PHÁP MÔN TU

Đạo Phật, là do người Toàn năng Toàn giác lập ra có 6 pháp môn...

ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG TỰ NHIÊN CỦA TAM GIỚI

ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG TỰ NHIÊN CỦA TAM GIỚI

ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG TỰ NHIÊN CỦA TAM GIỚI

CẤU TẠO THÂN CỦA MỘT CON NGƯỜI

CẤU TẠO THÂN CỦA MỘT CON NGƯỜI

CẤU TẠO THÂN CỦA MỘT CON NGƯỜI

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI HIỂU RÕ

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI HIỂU RÕ

NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI HIỂU RÕ

NGƯỜI MUỐN TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI CÓ NHỮNG TIÊU CHUẨN NHƯ SAU

NGƯỜI MUỐN TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI CÓ NHỮNG TIÊU CHUẨN NHƯ SAU

NGƯỜI MUỐN TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI CÓ NHỮNG TIÊU CHUẨN...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI

2. Ngài A Nan Đà (Ananda), nhỏ hơn Đức Phật 30 tuổi, con của vua Hộc...

KÍNH BẠCH ĐỨC THẾ TÔN; CON CHÓ CÓ PHẬT TÁNH KHÔNG?

KÍNH BẠCH ĐỨC THẾ TÔN; CON CHÓ CÓ PHẬT TÁNH KHÔNG?

Ông Lã Thiện Hiện trình thưa hỏi Đức Phật: Kính bạch Đức...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA

3. Tổ Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn...

VỊ TỔ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ TƯ

VỊ TỔ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ TƯ

4. Ngài Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 98...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ NĂM

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ NĂM

 5. Tổ Đề Đa Ca (Dhrtaka) Thông Chơn Lượng, Ngài sanh sau Đức Phật...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ SÁU

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ SÁU

6. Tổ Di Dá Ca (Miccaka), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 180 năm,...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BẢY

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BẢY

 7. Tổ Bà Tu Mật (Vasumita), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 231...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ TÁM

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ TÁM

  8. Tổ Phật Đà Nan Đề (Buddhanandi), sanh sau Đức Phật nhập Niết...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ CHÍN

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ CHÍN

   9. Tổ Phục Đà Mật Đa (Buddhamitra), sanh sau Đức Phật nhập Niết...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI

10. Tổ Hiếp Tôn Giả (Parsvika), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT

 11. Tổ Phú Na Dạ Xa (Punyatasas), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI HAI

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI HAI

12. Tổ Mã Minh (Asvaghosha), trong dòng thiền gọi ngài là Bồ Tát. Sanh...

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY

Tổ Tăng Già Nan Đề (Sanghanandi)

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT

Tổ Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu)

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI SÁU

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI SÁU

Tổ Bất Như Mật Đa (Punyamitra)

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM

Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma)

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI TƯ

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI TƯ

Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng
Đăng ký nhận tin

ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG

CHÙA PHẬT THIỀN TÔNG

THIỀN TÔNG PHẬT GIÁO