Lượt xem:8445
TRẢ LỜI ÔNG PHẠM CÔNG TRÌNH PHÓNG VIÊN BÁO NGƯỜI CAO TUỔI, BÁO ĐIỆN TỬ NGÀY MỚI ONLINE
TP, Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2020
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính gửi: ÔNG NGUYỄN ĐỨC TỊNH
Tôi tên là PHẠM CÔNG TRÌNH, phóng viên Báo Người cao tuổi, báo điện tử Ngày Mới online, trân trọng kính đề nghị Ông cung cấp thông tin, trả lời Báo chí theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, cụ thể như sau:
- Ông vui lòng khái quát qua về Phật giáo, hệ phái Thiền tông và giáo lí hệ phái Thiền tông mang lại những giá trị nhân văn nào cho con người?
- Được biết ông là tác giả Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đã được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Vậy điều này có làm cản trở việc sinh hoạt tôn giáo của ông không?
- Để Phật giáo Thiền tông chính thức có điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo qui định pháp luật, hiện nay ông còn băn khoăn trăn trở gì, thưa ông?
- Là Thiền tông gia, ông còn làm giám đốc doanh nghiệp, điều này có làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như con đường khát vọng tu trì, thưa ông?
Trân trọng cám ơn!
Người đề nghị
Phóng viên:
Phạm Công Trình
Văn phòng đại diện Báo Người cao tuổi phía nam, 418/ 2A, Nguyễn Kiệm, phường 3, Phú Nhuận,TP Hồ Chí Minh: ĐT: 0942.727.277; Mail: trinhbaonct@gmail.com
TRẢ LỜI
Phóng viên: Ông vui lòng khái quát qua về Phật giáo, hệ phái Thiền tông và giáo lí hệ phái Thiền tông mang lại những giá trị nhân văn nào cho con người?
Xin trả lời câu 1:
Thiền tông gia Đức Tịnh: Cách đây hơn 2.560 năm, vị Giáo chủ là “Đức Phật Thích Ca Văn”, là người Toàn năng Toàn giác, đã thành lập ra Phật giáo và dạy 6 Pháp môn tu, 5 Pháp môn tu có thành tựu trong vật lý để con người ham thích tới tu, Pháp môn thứ 6 phải đến đời mạt Thượng Pháp, tức thời kỳ Nguyên tử và Điện tử phổ biến và công bố ra, để dẫn những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này muốn trở về Phật giới, hay còn gọi là, Giải thoát thành Phật. Trải qua 3 thời kỳ: Thượng, Trung và Mạt pháp, cho tới nay, Phật giáo đã bị sai lệch rất nhiều, vì những người đi tu mà còn ham Tiền và Danh đang biến Phật giáo thành là đạo cầu xin, lạy lục, ban Phước, giáng họa và reo rắc mê tín, dị đoan, để trục lợi.
Năm Pháp môn tu có thành tựu trong vật lý Nhân quả Luân hồi, Đức Phật Thích Ca Văn chỉ dạy Giáo kinh không dạy Giáo Lý. Pháp môn thứ 6 là Đạo Phật Pháp môn Thiền tông Đức Phật Thích Ca Văn dạy rõ từ vô hình đến hữu hình một cách thật rõ ràng để Giác ngộ, tức Hiểu biết, nên Đức Phật Thích Ca Văn mới dạy “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của vị Phật ra đời sẽ mang lại những giá trị về nhân văn thật rõ ràng cho các phật tử trong và ngoài nước. Khi các phật tử đọc được Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông, các phật tử sẽ hiểu rõ từ vô hình đến hữu hình một cách chân thật và hiểu rõ hơn về Đạo Phật, mà người Toàn năng Toàn giác lập ra và dạy. Từ những hiểu biết nói trên các phật tử sẽ biết phải làm gì và tu gì cho đúng, tâm trí sẽ sáng suốt không còn mê lầm, vì thế nên, không mất thời gian vào những việc vô ích dẫn đến tiền mất, tật mang.
Phóng viên: Được biết ông là tác giả Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đã được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Vậy điều này có làm cản trở việc sinh hoạt tôn giáo của ông không?
Xin trả lời câu 2:
Thiền tông gia Đức Tịnh: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là của “Đạo Phật Thiền Tông”, do vị Giáo chủ là “Đức Phật Thích Ca Văn” để lại cho hậu thế, tôi chỉ là tác giả hoàn thiện Giáo Lý và chịu trách nhiệm đăng ký Bản quyền và công bố Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông, để những người tu theo Đạo Phật nói chung và phật tử Thiền tông nói riêng được hiểu rõ hơn về Người Toàn năng Toàn giác để lại gì và dạy những gì!
- Về Giấy phép sinh hoạt tôn giáo, chúng tôi đã và đang xin chính quyền địa phương theo đúng trình tự, mẫu đơn B5 theo hướng dẫn của Nghị định 162/2017/NĐ-CP, đăng ký sinh hoạt Tôn giáo theo khoản 2 Điều 16 và 17 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo số: 02/2016/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2018.
- Về cản trở, có lẽ sẽ không có cản trở, vì pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chúng ta đã quy định rất rõ tại khoản 2 của Điều 16 và 17 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo số: 02/2016/QH14 và được bảo vệ bởi Điều 164 Bộ luật hình sự về quyền tối thiểu của một con người là công dân Việt Nam được đăng ký sinh hoạt tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo:
Trích dẫn điều 16 và 17 Luật tín ngưỡng tôn giáo số: 02/2016/QH14:
Chương IV
ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Điều 17. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
Phóng viên: Để Phật giáo Thiền tông chính thức có điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo qui định pháp luật, hiện nay ông còn băn khoăn trăn trở gì, thưa ông?
Xin trả lời câu 3:
Thiền tông gia Đức Tịnh: Để Đạo Phật Thiền Tông chính thức đi vào hoạt động chúng tôi đã và đang từng bước xin phép và đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo đúng trình tự và quy định của Pháp luật.
Hiện nay chúng tôi không có băn khoăn gì vì Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chúng ta đã thông qua và cho ra đời Luật Tín ngưỡng Tôn giáo số: 02/2016/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2018 để người dân được tự do Tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo.
Phóng viên: Là Thiền tông gia, ông còn làm giám đốc doanh nghiệp, điều này có làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như con đường khát vọng tu trì, thưa ông?
Xin trả lời câu 4:
Thiền tông gia Đức Tịnh: Năm 25 tuổi tôi bắt đầu bước chân vào công việc làm ăn; năm 30 tuổi, tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp đầu tiên; năm 32 tuổi tôi bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo và năm 37 tuổi, tức năm 2014, tôi bắt đầu tìm hiểu về Đạo Phật Thiền Tông. Khi tìm hiểu và hiểu rõ về Đạo Phật Thiền Tông, tâm trí tôi như được bừng sáng không còn mê lầm như trước nữa, nên, công việc kinh doanh rất thành công và nhẹ nhàng, không còn chạy vạy và mệt mỏi như trước.
Từ đâu tôi được như vậy?
Qua những gì tôi học được trong “Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông”, tôi hiểu rõ những quy luật vận hành của vật lý cũng như trong kinh doanh một cách bài bản và khoa học, nên tôi biết phải kinh doanh như thế nào để thành công và nhẹ nhàng nhất, do vậy, không có ảnh hưởng gì tới công việc kinh doanh mà còn rất tốt trong kinh doanh. Vì những điều tốt đẹp này, tôi rất mong muốn tất cả quý vị, khi đọc được Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông sẽ hiểu rõ và thành công hơn những gì tôi đã đạt được, vì tâm trí có sáng suốt, thì đường phát triển về công danh mới sáng, nên dẫn tới thành công, do vậy, gia đình sẽ hạnh phúc.
Về tu trì, Đạo Phật Thiền Tông chỉ học thuộc Giáo Lý và giúp nhiều người hiểu Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, hay còn gọi là học và thực hành đúng “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” để Giác ngộ và Giải thoát. Không tu trì.
Xin chân thành cám ơn Ông.
Trân trọng kính chào!
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- THÔNG BÁO (V/v: Đã tặng 60 ngàn xuất bản phẩm tái bản “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”) (08.12.2022)
- Đã tặng 45.000 cuốn sách Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (19.10.2022)
- THÔNG BÁO TẶNG XUẤT BẢN PHẨM GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (25.08.2022)
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02.06.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH ĐỂ GIỚI THIỆU VÀ TRUYỀN ĐẠT TÁC PHẨM “GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG” (23.04.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH (24.03.2021)
- KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY CÔNG BỐ BẢN QUYỀN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (23.02.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG NHẬN QUÀ (25.01.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM DỪNG TẶNG SÁCH CHO QUÝ ĐỘC GIẢ VÀ QUÝ PHẬT TỬ Ở NƯỚC NGOÀI (19.01.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI (17.01.2021)