Lượt xem:30190
Phật gia Đào Thị Biển, địa chỉ: 80/46 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh, SĐT: 0914.937.976, hỏi 1 câu:
Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh, xin Thiền tông Gia trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi như sau:
Câu 1: Công thức giải thoát do Thiền tông Gia Đức Tịnh công bố có nêu: “Phải thực hành đúng Nhất Tự Thiền”, vậy xin giải thích rõ “thực hành đúng Nhất Tự Thiền” là như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày của người tu Thiền tông phải thực hành chữ Buông, Dừng, Thôi, Dứt cụ thể như thế nào? Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh hướng dẫn chi tiết để Phật tử Thiền tông hiểu rõ mà thực hành.
Xin cảm ơn Thiền tông Gia!
Xin trả lời Phật gia Thiền tông câu 1:
Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật dạy Nhất Tự Thiền được thể hiện thành 2 phần và từng giai đoạn như sau:
Phần 1 giai đoạn đầu: Công bố Huyền Ký, dạy dẫn nhập Đạo Phật Pháp môn Thiền tông bằng 12 câu kệ:
Thiền tông là Nhất Tự Thiền
Buông, Dừng, Thôi, Dứt hết liền tử sanh
Ở trong Vật lý đua tranh
Đua tranh càng mạnh, tử sanh kéo mình!
Muốn hết tử sanh phải “Dừng”
“Dừng” tìm “Dừng” kiếm, “Dừng” luôn luận bàn
Tâm “Dừng” thì được bình an
“Dừng” theo Vật lý, muôn ngàn an vui.
Thiền tông phải bỏ cái “Tôi”
Vì Tôi là “Ngã”, luân hồi phải đi
Như Lai: Nhất tự thiền thì
Tánh an là được, việc chi cũng lìa.
Người tu theo Thiền tông vào thời kỳ này, biết được chữ Buông – Dừng – Thôi – Dứt, nhưng không biết là Buông cái gì, Dừng cái gì, Thôi cái gì và Dứt cái gì!
Phần 2 giai đoạn hai: Thực hành Nhất Tự Thiền:
Phần 2 này, chỉ khi nào Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và Hiến Chương Đạo Phật Thiền Tông được chính thức công bố ra, tức Đạo Phật Thiền Tông được khởi nguồn có tổ chức, thì phần 2 thực hành Nhất Tự Thiền này mới dạy ra!
Tại sao Đức Phật dẫn nhập người vào tu Thiền tông bằng câu: “Thiền tông là Nhất Tự Thiền”, mà lại không dạy thực hành Nhất Tự Thiền vào thời kỳ đầu?
Vì trước khi Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, thì Pháp môn Thiền tông phải được phổ biến bằng nhiều những diệu thuật, để người ham thích tới tu; nhiều người thấy hay, nên tới tu theo Pháp môn Thiền tông để thành Phật, nhưng họ không tìm hiểu cốt tủy của Thiền tông, để tu thành Phật, mà lại thích và dính cứng vào những diệu thuật, vì vậy, không hiểu gì về Pháp môn Thiền tông. Do không hiểu, nhưng lại tự cho là mình hiểu, nên chấp ngã tăng cao, ảo tưởng sức mạnh. Vì vậy mà tánh Tưởng, tánh Tham và tánh Ác, phát triển rất mạnh, dẫn tới, tranh giành hơn thua và cùng nhau tạo ra được rất nhiều Nghiệp Ác đức, do vậy, dính cứng vào những diệu thuật và người dạy diệu thuật. Họ không chấp nhận là thời kỳ dạy Pháp môn Thiền tông bằng diệu thuật đã kết thúc, người dạy diệu thuật và nơi dạy diệu thuật cũng đã hết nhiệm vụ, vì diệu thuật không tạo ra được Nghiệp Công đức, mà chỉ dẫn nhập người vào tu Pháp môn Thiền tông. Vì thế nên, 100 người được truyền Thiền vào thời kỳ này, chỉ có 5 người đi tiếp theo dòng Thiền tông, vì họ may mắn không được tham gia, hoặc không tham gia vào những việc tưởng rằng tạo ra được nhiều Nghiệp Công đức, nhưng thực chất của những việc làm đó, chỉ tạo ra được một ít Nhân của Nghiệp Công đức và tạo ra được rất nhiều Nghiệp Ác đức, vì vậy, họ không chịu nổi khi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố ra.
Tại sao Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố ra, mà người tu theo Đạo Phật Thiền Tông lại không chịu nổi, không dám đọc, không chấp nhận và cho rằng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, là “Giáo Lý Đức Tịnh”, không phải Giáo Lý của vị Phật?
Vì Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của vị Phật được công bố ra, chỉ dạy những căn bản để tạo ra được Nghiệp Công đức, có nghĩa, Nghiệp Công đức được hình thành từ những chân thật nơi thế giới này, không phải được hình thành từ những diệu thuật, vì thế nên, những người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông mà ham thích những “diệu thuật”, sẽ không chịu nổi những “sự thật”, có nghĩa tạo ra quá nhiều Nghiệp Ác đức, nên không thể tiếp cận và không thể nhận được Nghiệp Công đức.
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố ra, sẽ phát ra cực Dương rất mạnh, giống như những chiếc giần sàng tự nhiên, để giần sàng những người tu theo Pháp môn Thiền tông, nhưng thực chất không hiểu gì về Thiền tông, phải lọt xuống giần sàng, có nghĩa, những người phá Đạo Phật Thiền Tông sẽ phải lọt sàng và đi xuống theo chiều Âm, không Giải thoát được, chỉ còn lại những người thật sự hiểu Thiền tông, tức những người không phá Đạo Phật Thiền Tông, tiếp tục đi theo Đạo Phật Thiền Tông, để Giác ngộ và Giải thoát. Vì thế nên, khi Đạo Phật Thiền Tông được khởi nguồn có tổ chức sẽ phát triển bền vững khoảng 100 năm rồi từ từ hoại diệt theo quy luật, đồng nghĩa, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được chính thức công bố ra và Nhất Tự Thiền sẽ được đưa vào Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông để dạy ra. Khi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông dạy Nhất Tự Thiền, chính thức được công bố ra, nền tảng đạo đức của người tu theo Đạo Phật Thiền Tông sẽ phát triển rất mạnh, vì biết “Buông đúng”, tức biết Buông cái gì và nắm cái gì, gọi là thực hành đúng Nhất Tự Thiền. Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, không thực hành đúng Nhất Tự Thiền, tức “Buông sai”, nắm sai, sẽ bị quy luật của vật lý cuốn hút theo chiều Âm, gia đình mất hạnh phúc, tiền tài công việc Buông gần hết, dẫn tới khổ, người nắm sai những cái không thuộc của mình, sẽ bị mất đi những cái không thuộc hay không còn thuộc về mình, từ đó tánh Tham và tánh Ác phát triển mạnh. Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, thực hành đúng Nhất Tự Thiền, tức “Buông đúng”, gia đình sẽ hạnh phúc, công việc và sự nghiệp ổn định, hiền hậu và sáng suốt, vì Tâm có trong, thì mới sáng, gọi tắt là “Tâm trong sáng”, có nghĩa là; người biết Buông đúng, nên có trí tuệ thật sự, người có trí tuệ thật sự sẽ biết phải làm gì để Giải thoát. Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông vào thời kỳ này, 100 người được truyền Thiền, thì có đến 30 người được trở về Phật giới, vì thật sự hiểu và giúp được nhiều người hiểu những chân thật dạy trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Vào thời kỳ này, chỉ những người thật sự hiểu Đạo Phật Pháp môn Thiền tông mới được truyền Bí Mật Thiền Tông, vì việc kiểm và truyền “Bí Mật Thiền Tông” phải đúng theo những quy định mà Đức Phật dạy trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và những quy định trong Hiến Chương Đạo Phật Thiền Tông.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật (18.01.2023)
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG? (26.04.2021)
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức? (02.04.2021)
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ (29.03.2021)
- HOA ƯU ĐÀM (21.02.2021)
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N (11.02.2021)
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ? (07.02.2021)
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (05.02.2021)
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ (30.01.2021)
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (24.01.2021)