Lượt xem:32283
Kính thưa quý vị: Vào ngày 26 tháng 12 năm 2019, CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH đã cấp Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho ông Nguyễn Đức Tịnh, bút danh là: Thiền tông Gia Đức Tịnh, là Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu: Tác phẩm: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, số: 8306/2019/QTG.
Ngày 23 tháng 02 năm 2020, Thiền tông Gia Đức Tịnh đã công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn, để quý vị tìm hiểu về Giác ngộ và Giải thoát. Sau khi công bố, có rất nhiều quý độc giả và quý Phật tử điện thoại, gửi tin nhắn yêu cầu Thiền tông Gia Đức Tịnh trả lời những câu hỏi liên quan đến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, cũng như liên quan đến Thiền gia Viện chủ Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu.
Các câu hỏi của quý vị có rất nhiều, nhưng đa số đều quan tâm đến những vấn đề tương tự nhau. Chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi của 09 vị Phật tử và Độc giả mà khái quát nhất những vấn đề chung được nhiều quý vị quan tâm, gửi đến Thiền tông Gia Đức Tịnh và đã được Thiền tông gia Đức Tịnh trả lời và sẽ gửi tới từng người.
Hôm nay, ngày 27 tháng 03 năm 2020, chúng tôi thay mặt Thiền tông gia Đức Tịnh đọc để trả lời những câu hỏi của 09 vị Phật tử và Độc giả nói trên để quý vị cùng biết.
Xin nhắc lại, danh xưng Thiền tông Gia Đức Tịnh mà chúng tôi giới thiệu là danh xưng mà ông Nguyễn Đức Tịnh đã được CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH cấp Giấy chứng nhận cho ông Nguyễn Đức Tịnh, bút danh là: Thiền tông Gia Đức Tịnh.
Xin được bắt đầu!
Người hỏi đầu tiên:
1. Phật gia Thiền tông Trịnh Văn Ước, sinh năm 1989. Địa chỉ: Khánh Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình, SĐT: 0963.662.396, hỏi 2 câu:
Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh, tôi là Phật gia Thiền tông Trịnh Văn Ước, thay mặt cho nhiều người tu theo Thiền tông quan tâm đến 2 vấn đề, xin hỏi Thiền tông Gia Đức Tịnh 2 câu như sau:
Câu hỏi 1: Thiền tông Gia Đức Tịnh được phong Thiền tông Gia như thế nào, ai là người phong, mà trong buổi giải đáp ngày 12 tháng 01 năm 2020, Thầy Nguyễn Nhân có nói: Ban quản trị sai khi phong Thiền tông Gia cho Thiền Gia Đức Tịnh! Như vậy là sao?
Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như: Mở cửa cho Chùa Tân Diệu hoạt động; Xin phép Tổ chức giải đáp Thiền tông; Xin phép công bố Huyền Ký và nhiều những việc khác,… mong Thiền tông Gia Đức Tịnh trả lời rõ mối quan hệ của Thiền Gia với Thầy Nguyễn Nhân, Chùa Thiền tông Tân Diệu và lý do tại sao được phong Thiền tông Gia?
Xin trả lời câu 1:
Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin trình bày sơ lược về cơ duyên tôi gặp được Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu như sau:
Vào cuối năm 2014, tôi truy cập trên mạng và biết được sách dạy Pháp môn Thiền tông của Soạn giả Nguyễn Nhân. Sau 3 lần tìm đến Chùa Thiền Tông Tân Diệu Long An để hỏi mua sách, nhưng khi được biết tôi ở Củ Chi gần Long An thì bà Tư ở Chùa Tân Diệu không bán. Sau này tôi mới biết, bởi trong sách, thầy Nguyễn Nhân có dẫn nhập về nhân vật Thiền gia Chánh Huệ Phong, nhưng trong thực tế thì Thiền gia Chánh Huệ Phong và Thầy Nguyễn Nhân là một. Ở Long An nhiều người biết rõ về gia đình thầy Nguyễn Nhân, nên Thầy không bán sách cho người ở Long An và vùng xung quanh. Tôi phải thuyết phục mãi và đến lần thứ 4 bà Tư mới bán cho tôi bộ sách dạy Pháp môn Thiền tông của Soạn giả Nguyễn Nhân. Sau khi đọc được 3 quyển sách Thiền tông, tôi tìm đến nhà riêng của Soạn giả Nguyễn Nhân. Tôi hỏi Soạn giả Nguyễn Nhân những câu hỏi liên quan đến đạo Phật nói chung và Thiền tông nói riêng và được Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời cho tôi một cách rất khoa học và thực tế. Soạn giả Nguyễn Nhân hỏi lại tôi cơ duyên nào biết tới Thiền tông, tôi trả lời Soạn giả. Ngay sau đó Soạn giả đã cấp Giấy chứng nhận Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” cho tôi. Tôi chính thức trở thành Phật tử Chùa Tân Diệu từ đó và là đệ tử của Thầy Nguyễn Nhân.
Là người đứng đầu của 3 Công ty TNHH, tôi phải chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của 3 Công ty và đời sống của nhiều nhân viên. Nhưng đối với tôi, Phật pháp, Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân vẫn là tất cả và trên hết. Vì Pháp môn Thiền tông này; vì Chùa Tân Diệu; vì lòng tôn kính đối với Thầy mà trong suốt từ năm 2014 đến đầu năm 2017 tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền, hàng chục tỷ đồng để làm Phật sự. Tiếp theo đó để thực hiện nhiệm vụ của Người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, tôi đã bỏ ra toàn bộ số tiền lợi nhuận có được trong rất nhiều năm để mua 9.165,4m2 đất ở tại khu dân cư, ở tại Củ Chi (trị giá hiện nay khoảng 80 tỷ đồng) và lần lượt triển khai đầu tư xây dựng các công trình tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật và 38 vị Tổ sư Thiền tông và cũng là nơi mà tôi đã hiến tặng cho Đạo Phật Thiền Tông, để các Thiền tông Sư, Thiền tông Gia, Phật gia Thiền tông, Phật tử Thiền tông, bây giờ và sau này, có nơi, có chỗ, để cùng nhau chung tay phổ biến Đạo Phật Pháp môn Thiền tông cho nhiều người khác cùng biết. Số tiền đầu tư cho xây dựng một số hạng mục công trình ban đầu hết gần 20 tỷ đồng. Ba năm liền, tôi triển khai đầu tư làm phim 3D, thể hiện rõ 5 Cấu trúc và 1 Công thức Giải thoát đúng như lời dạy của Đức Phật nêu trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (đến nay vẫn chưa xong). Số tiền đầu tư cho bộ phim 3D này hết gần 9 tỷ đồng. Nhưng tất cả những phần việc trên mới chỉ là cơ bản, còn rất nhiều việc phải làm trong một thời gian dài nữa và còn phải tiếp tục đầu tư với khoản tài lực rất lớn nữa mới mong hoàn tất. Bên cạnh đó, với trách nhiệm của một Tổng giám đốc của 3 Công ty TNHH, phải đảm bảo sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đạt hiệu quả, chăm lo đời sống người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và chia sẻ khó khăn với cộng đồng,v.v... có biết bao áp lực và khó khăn, thử thách cùng nỗi trăn trở, day dứt đối với tôi. Nhưng suốt nhiều năm qua, tôi vẫn một mình âm thầm làm, âm thầm chịu đựng. Về tình cảm của tôi đối với Thầy Nguyễn Nhân, trước sau vẫn như vậy, Thầy là người mà tôi mãi biết ơn và tôn kính.
Để trả lời cho quý vị về câu hỏi này, tôi đã chần chừ gần một tháng, vì đây là những điều mà sâu thẳm trong tôi không muốn nói, nhưng đã có quá nhiều các Phật tử Thiền tông và các độc giả điện và gửi tin nhắn về hỏi và chất vấn tôi về điều này. Nếu tôi không trả lời cặn kẽ một lần cho xong, thì:
Thứ nhất, tôi sẽ bị phân tâm và ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn của tôi.
Thứ hai, gây nguy hiểm cho những người do thiếu hiểu biết mà vô tình chửi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Thứ ba, ảnh hưởng rất lớn đến những người muốn tu theo Đạo Phật Thiền Tông để Giác ngộ và Giải thoát.
Sau khi tôi trả lời xong những câu hỏi của quý vị về mối quan hệ của tôi với Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu, sau này bất cứ ai, có hỏi tôi về Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu, tôi xin được phép không trả lời, kính mong quý vị thông cảm cho tôi.
Kính thưa quý vị!
Thuở ban đầu, về mặt pháp lý, UBND tỉnh Long An cấp Quyết định giao đất cho ngôi Chùa, mang tên là Chùa Tân Diệu. Thầy Nguyễn Nhân tự đổi tên thành Chùa Thiền tông Tân Diệu và viết ra những cuốn sách nói về Thiền tông, trong đó có nói tới Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời những câu hỏi cho người hỏi. Nhưng thực chất thì không có Thiền Gia Chánh Huệ Phong và người hỏi, vì Chùa không dám mở cửa ra để tu Thiền tông. Đây là diệu thuật rất hay của Thầy Nguyễn Nhân để phổ biến Thiền tông.
Sau khi trở thành Phật tử của Chùa Tân Diệu, tôi được biết mục đích của Thầy Nguyễn Nhân muốn phổ biến Pháp môn Thiền tông ra cho nhiều người biết, nên tôi đã đề nghị với Thầy Nguyễn Nhân, đưa cho tôi xem toàn bộ hồ sơ về Chùa Tân Diệu, để tôi tìm hiểu những quy định của pháp luật và xin cho Thầy phổ biến Thiền tông. Khi Thầy đưa cho tôi bộ hồ sơ của Chùa Tân Diệu, tôi coi hồ sơ và thấy, Thầy Nguyễn Nhân đã hiến đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa - Đức Huệ, Tỉnh Long An, để xây Chùa Tân Diệu, được thể hiện tại quyết định số: 2217/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2006 về việc giao đất cho Chùa Tân Diệu và được thể hiện bằng 2 quyền sử dụng đất như sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 212582, mang tên: Chùa Tân Diệu; tờ bản đồ số: 28; thửa đất số: 963; diện tích là: 210 m2; mục đích sử dụng: đất Tôn giáo; cấp ngày 19 tháng 9 năm 2006.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 212581, mang tên: Chùa Tân Diệu; tờ bản đồ số: 28; thửa đất số: 964; diện tích là: 72 m2; mục đích sử dụng: đất trồng cây hàng năm khác; cấp ngày 19 tháng 9 năm 2006.
Tổng số đất mà Thầy Nguyễn Nhân hiến cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam để làm Chùa Tân Diệu là 282 m2, có đường đi phía trước. Đây là cách hiến đất rất hay của Thầy Nguyễn Nhân cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để phổ biến Pháp môn Thiền tông và công bố Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
Vào thời kỳ đó, Chùa Tân Diệu tu theo Pháp môn Tịnh Độ. Nhiều người trong dòng tộc của Thầy Nguyễn Nhân và một số bộ phận dân cư trong vùng tu theo Pháp môn Tịnh Độ. Thầy Nguyễn Nhân muốn chuyển sang tu Pháp môn Thiền tông, vì thế nên, hai bên có sự bất đồng quan điểm. Tôi đã giúp Thầy Nguyễn Nhân giải quyết và thống nhất êm thấm.
Thời gian kế tiếp, Thầy Nguyễn Nhân muốn mở rộng Chùa Tân Diệu về phía sau, tôi đã giúp Thầy đàm phán với hộ dân phía sau, tên chủ hộ là chú Thẩm, để mua gần 2.000m2 đất và chú Thẩm đã đồng ý bán với giá là: 470 triệu đồng. Số tiền này được các Phật tử Thiền tông ở Hàn Quốc gửi về mua cho Thầy Nguyễn Nhân.
Sau khi mở rộng diện tích, tôi đã thiết kế và trình với Thầy Nguyễn Nhân và tự bỏ tiền ra để xây cho Chùa một núi Kỳ Xà Quật, để tái hiện lại những gì Đức Phật truyền trao cho ông Ma Ha Ca Diếp, cao khoảng 18m. Dự tính kinh phí hoàn thành khoảng 800 triệu đồng. Khi tôi đã đào móng, đưa sắt thép về và đang thi công, thì Thầy Nguyễn Nhân cho họp Ban quản trị để họp bàn những bước tiếp theo, thì xảy ra chuyện, không xây được núi Kỳ Xà Quật. Vì thế nên, việc xây núi Kỳ Xà Quật đã kết thúc tại đây. Số sắt thép tôi mua và đưa về xây núi Kỳ Xà Quật là 121 triệu đồng, tôi đã để lại cho Thầy Nguyễn Nhân, để xây dựng các hạng mục công trình khác của Chùa.
Ngoài việc phụ giúp nhiều công việc khác về xây dựng cơ sở vật chất, để trợ giúp cho Thầy Nguyễn Nhân trong việc xuất bản sách Thiền tông, tôi đã trợ duyên 350 triệu đồng để mua 6.000 cuốn sách Huyền Ký mà Thầy Nguyễn Nhân phát hành ra, để gửi tặng cho mọi người và tiếp theo nhiều những lần mua sách khác nữa, để tặng cho nhiều người đọc ở các nơi.
Cũng xin nói thêm để quý vị rõ, Chùa Tân Diệu, là ngôi Chùa tu theo Pháp môn Tịnh Độ tông và Thầy Nguyễn Nhân không phải là Tu sỹ. Theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân không được phép mở cửa để Giải đáp Thiền tông. Do vậy, tôi đã nghiên cứu những quy định của Pháp luật và Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để tìm cách cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân được phép mở cửa để Giải đáp Thiền tông. Tôi đã tìm cách ngoại giao và thuyết phục những nơi như sau:
1. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Long An.
- Tôi đã dành nhiều thời gian gặp gỡ và trực tiếp thuyết phục đi đôi với trợ giúp kinh phí cho nhiều Phật sự của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Long An như: phụ giúp tiền xây Chùa và toàn bộ 100% kinh phí xây cầu Kênh Ngay tại xã Mỹ Quý Đông và nhiều những Phật sự khác.
2. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa - Đức Huệ.
- Tôi đã dành nhiều thời gian gặp gỡ trực tiếp thuyết phục đi đôi với trợ giúp ngân sách cho nhiều Phật sự của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa - Đức Huệ và thường xuyên tham dự những công tác Phật sự.
3. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành Phố Hà Nội.
- Tôi thường đi cùng với Hòa Thượng Thích Minh Thiện, làm Phật sự ở khắp nơi và đã gặp được Đại Đức Thích Chiếu Tuệ tại Hà Nội. Tôi đã thuyết phục Đại Đức và trình bày về Pháp môn Thiền tông mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu, hiện nay Chùa Tân Diệu đang tu. Tôi đã mời Đại Đức Thích Chiếu Tuệ về thăm Chùa Tân Diệu và Đại Đức Thích Chiếu Tuệ đã về thăm vào ngày 11/01/2016. Và đây cũng là cột mốc đầu tiên, hay còn gọi là lần đầu tiên, Chùa Tân Diệu chính thức mở cánh cửa chính ra để nói về Pháp môn Thiền tông.
4. Phòng Nội vụ Huyện Đức Hòa:
- Tôi đã dành nhiều thời gian gặp gỡ và trực tiếp thuyết phục phòng Nội vụ Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An và trình bày về Pháp môn Thiền tông, khoa học, thực tế, không mê tín, không tụ tập đông người và đã được phòng Nội vụ Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An tạo điều kiện cho Chùa Tân Diệu.
Từ việc đóng góp công sức và tiền bạc vào những việc Phật sự của Thiền tông và hết lòng vì Phật pháp, nên ngày 03 tháng 01 năm 2016 Chùa Tân Diệu đã áp dụng trường hợp đặc biệt thứ nhất theo quy định trong Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, phong đặc cách Thiền Tông Gia cho tôi, số thứ tự: 04.
5. Ủy Ban Nhân Dân xã Tân Mỹ:
- Tôi đã dành nhiều thời gian gặp gỡ và trực tiếp thuyết phục đi đôi với trợ giúp kinh phí cho nhiều hoạt động của UBND xã Tân Mỹ như:
+ Kéo đường điện vào Đình Thần.
+ Làm cơ sở hạ tầng giao thông và hỗ trợ tiền cho chương trình từ thiện xã hội của xã Tân Mỹ.
Thông qua những việc làm này, tôi thuyết phục được UBND xã Tân Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Chùa Tân Diệu như:
- Ngày 02 tháng 12 năm 2016, UBND Xã Tân Mỹ đã ký duyệt cho phép Giải đáp Thiền tông cho Thầy Nguyễn Nhân, để Thầy Nguyễn Nhân giải đáp Thiền tông, cho dù Thầy Nguyễn Nhân chỉ là một Công dân, không phải là Tu sỹ.
- Ngày 11 tháng 05 năm 2017, UBND Xã Tân Mỹ đã ký duyệt cho phép Thầy Nguyễn Nhân, công bố Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, cho dù trước đó, Ban quản trị Chùa Tân Diệu, đã gửi đơn xin phép Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ Tỉnh Long An, nhưng không được cho phép, mà chỉ yêu cầu ông Nguyễn Công Nhân về liên hệ với chính quyền địa phương và Giáo hội Phật giáo, để được hướng dẫn theo đúng luật đạo và luật pháp, được thể hiện tại công văn số: 78/BTG – NV ngày 19 tháng 4 năm 2017.
Kính thưa quý vị!
Sau mấy năm tôi trợ giúp, Thầy Nguyễn Nhân đã hoàn thành nhiệm vụ nối dòng Thiền tông của Thiền sư ni Đức Thảo và khôi phục lại Thiền tông, Giải đáp Thiền tông và Công bố Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông. Tháng 03 năm 2017, tôi xin thôi tham gia Ban quản trị của Chùa Tân Diệu, để trở về Củ Chi mua đất triển khai nhiệm vụ mới của mình. (Tuy tôi đã rời khỏi Chùa Tân Diệu nhưng mỗi khi Chùa Tân Diệu gặp khó khăn, điển hình như việc xin phép công bố Huyền Ký, tôi vẫn trở về lo phụ giúp cho Chùa và Thầy Nguyễn Nhân).
Câu hỏi 2: Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy cách nào hay công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19 không?
Xin trả lời câu 2:
Đức Phật dạy: Đã mang Thân một con người, sống ở đất nước nào, thì phải sống và làm việc theo những quy định và pháp luật của đất nước đó, do vậy, công thức để tiêu trừ virus Covid-19 là: thực hiện triệt để những hướng dẫn và quy định của Bộ y tế về phòng chống dịch Covid-19 và cùng đồng hành trong chiến dịch phòng chống dịch Covid-19 của toàn Hệ thống chính trị và Nhân dân trong cả nước.
2. Phật gia Thiền tông Phạm Thị Dung - 74 tuổi. Đ/c: Tổ 2, Khu 2, Phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0982.714.617, hỏi 2 câu:
Câu hỏi 1: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do Thiền Tông Gia Đức Tịnh công bố có phải do Thiền gia - Viện chủ Nguyễn Nhân giao cho phải không?
Xin Trả lời Phật gia Thiền tông câu 1:
Thiền gia - Viện chủ Nguyễn Nhân không hề giao Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho tôi.
Câu hỏi 2: Thiền gia Đức Tịnh có lấy nội dung từ các sách dạy tu Thiền tông và quyển Huyền Ký do Thiền Gia - Viện chủ Nguyễn Nhân viết, để đưa vào nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông không?
Thiền gia Đức Tịnh giải thích thế nào khi có những nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông giống nội dung của quyển Huyền Ký Đức Phật của Thiền Gia - Viện chủ Nguyễn Nhân?
Xin Trả lời Phật gia Thiền tông câu 2:
Ý thứ nhất: Tôi không lấy nội dung từ các quyển sách dạy tu Thiền tông và sách Huyền Ký của Thiền gia - Viện chủ Nguyễn Nhân để viết thành Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được, vì Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là gốc. Ví như Hiến Pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là gốc, các Đạo Luật khác khi ban hành ra phải căn cứ vào Hiến pháp mới đảm bảo được giá trị pháp lý của Luật hiện hành. Tương tự như vậy, nội dung quyển Huyền Ký Đức Phật, theo như Soạn giả Nguyễn Nhân cho biết thì đã được viết ra 60% từ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Vì vậy, nội dung Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do tôi công bố ra, sẽ có những phần giống với nội dung quyển Huyền Ký của Soạn giả Nguyễn Nhân.
Ý thứ hai: Một số nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do tôi công bố, có giống với nội dung của quyển Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, do Thiền gia Soạn giả Nguyễn Nhân viết, xin được giải thích như sau:
Thứ nhất: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và gói Kệ Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Văn giao lại cho các vị Tổ sư Thiền tông bí mật truyền theo dòng Thiền tông, là một và một nội dung.
Thứ hai: Nội dung của các quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do các vị Tổ sư Thiền tông sau này, chép lại thành nhiều quyển và truyền đi có nội dung giống nhau. Đồng nghĩa với quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông mà Viện chủ Nguyễn Nhân nhận được và quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của tôi đang có hiện nay, cơ bản nội dung là giống nhau.
Tuy nhiên về cách thể hiện và ngôn từ, văn phong viết, về bố cục và tính logic của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì khác rất nhiều với Huyền Ký do Soạn giả Nguyễn Nhân viết.
3. Thiền Gia Thanh Bình, Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. SĐT: 0869.883.119, hỏi 2 câu:
Thưa Thiền gia Đức Tịnh! Sau khi tôi đọc toàn bộ nội dung Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do Thiền gia Đức Tịnh công bố, tôi có một số câu hỏi sau, xin Thiền gia Đức Tịnh vui lòng giải đáp, tôi xin thành thật cảm ơn!
Câu hỏi 1: Người tu theo Thiền tông, mục đích là trở về Phật giới, nhưng phải tạo được nhiều Công đức sáng, đặc biệt là đối với những người đã lớn tuổi. Vậy Công đức được hình thành như thế nào? Và người tu theo Thiền tông nói chung, có đang tạo được Công đức sáng hay là không tạo được? Thiền tông gia Đức Tịnh có lời khuyên như thế nào đối với người tu Thiền tông trong việc tạo Công đức sáng?
Xin Trả lời Thiền tông Gia câu 1:
Nghiệp Công đức sáng được hình thành khi chúng ta thật sự Giác ngộ, tức hiểu biết và giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
V.v...
Nghiệp Công đức được tạo ra và hình thành từ việc làm của mình, trên nền tảng giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và được chia làm 2 dạng như sau:
Dạng một: Nghiệp Công đức tối, hay còn gọi là tự mình bôi đen, được tạo ra và hình thành, khi giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và Nghiệp Công đức đó được hình thành trên nền tảng như sau:
1. Không tự mình Giác ngộ trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
2. Học và thực hành không đúng Nhất Tự Thiền, trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
3. Chấp ngã trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
4. Kể công trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
5. Giành giật trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
Dạng một này, tự mình tạo ra Nghiệp Công đức tối, hay còn gọi là tự mình bôi đen, sẽ không Giải thoát được, hay còn gọi là không trở về Phật giới được, vì còn bị dính nơi thế gian này.
Dạng hai: Nghiệp Công đức sáng, được tạo ra và hình thành, khi giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và Nghiệp Công đức sáng đó được hình thành trên nền tảng như sau:
1. Tự mình Giác ngộ trước khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
2. Học và thực hành đúng Nhất Tự Thiền trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
3. Không Chấp ngã trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
4. Không Kể công trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
5. Không Giành giật trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
Dạng hai này, tự mình tạo ra Nghiệp Công đức sáng, nhưng vẫn bị vị Thần thực thi Nhân quả dùng điện từ Âm nhuộm đen, hay còn gọi là bôi đen, để điều hành và quản lý Nghiệp. Do đó, khi gần hết duyên sống nơi thế giới loài Người, vị Thần thực thi Nhân quả, phải thực thi điện từ Âm cho sáng trở lại. Vì thế nên, người này được tự tại Giải thoát, hay còn gọi là được tự do trở về Phật giới.
Giúp nhiều người khác hiểu rõ được 11 phần sự thật bất hoại nói trên, là tạo ra được Nghiệp Công đức. Đem khối Nghiệp Công đức tạo ra được, trở về Phật giới, điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào khối Nghiệp Công đức, liền định hình ra một Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh. Từ trong Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh đó một Kim Thân Phật bất hoại được sinh ra, Tánh Phật ẩn vào Kim Thân Phật bất hoại đó, thành là vị Phật Toàn năng Toàn giác.
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông hiện nay, chỉ có một số ít người tạo ra được Nghiệp Công đức, còn lại là không tạo được vì Mê tín. Mê là sai, Tín là tin, Mê tín tức Tin sai Tin lầm, tin không đúng sự thật về Con người, bị Người lừa, Tưởng thật và tin Người lừa mình, tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người khác tin như mình, tức tạo ra được nhiều Nghiệp Ác đức, do vậy, không tạo ra được Nghiệp Công đức.
Nguyên lý tạo Nghiệp của một con người sống nơi thế giới Luân hồi sanh ra Nhân quả này như sau:
- Con người chúng ta muốn tạo Nghiệp phải sử dụng 3 thứ Tánh và Thân như: Tánh Tưởng – Tánh Tham – Tánh Hành và Thân Hành. Tánh Người được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do đó, phải hoạt động theo nguyên lý của điện từ Âm Dương, là phát ra và thu vào, do vậy, chúng ta phát ra cái gì thì thu vào cái đó. Vì thế nên, chúng ta phát ra, tức giúp những người khác hiểu được 11 phần bất hoại, thì chúng ta thu về được 11 phần bất hoại, được gọi là tạo ra được Nghiệp Công đức, tương tự như vậy, khi chúng ta giúp những người khác hiểu sai sự thật bất hoại, thì chúng ta tạo ra được Nghiệp Ác đức.
Lời khuyên: Trong kinh Trường A Hàm Đức Phật dạy: Thân người khó được, mà gặp được Thiền tông còn khó hơn gấp ngàn lần. Vì thế nên, quý vị tin và làm một việc gì, thì phải suy xét cho thật kỹ, thấy đúng thì mới tin, mới làm, đừng dính vào bất cứ thứ gì và bất cứ ai nơi thế gian này, kể cả Đức Phật và các vị Tổ. Chúng ta chỉ thầm cám ơn Đức Phật và các vị Tổ, khi chúng ta thật sự Giác ngộ. Đức Phật và các vị Tổ, chỉ nhận lời cám ơn của chúng ta, khi chúng ta hiểu được Đức Phật muốn dạy Giác ngộ và Giải thoát để làm gì, và các vị Tổ sư Thiền tông muốn truyền Thiền tông đi để làm gì. Tôi và quý vị, quỹ thời gian chỉ còn có vài chục năm thôi, lơ là một ngày, là mất đi một ngày. Vì thế nên, hãy dùng quỹ thời gian quý báu còn lại của mình, để làm vào những việc tạo ra Nghiệp Công đức, mới đúng với những gì Đức Phật dạy, để Thân của chúng ta khi còn sống nơi thế giới loài Người, được trở thành là “Tứ Sở Quý”.
Những việc như: Buồn – Thương – Giận – Ghét, để cho những người họ muốn: Buồn – Thương – Giận – Ghét, họ làm, như vậy mới đúng là “Tứ Vô Sở Quý”, vì họ muốn như vậy.
Câu hỏi 2: Pháp trần là gì, có liên quan gì đến Giải thoát không? Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích rõ điều này?
Xin Trả lời Thiền tông Gia câu 2:
Pháp trần:
- Pháp là tiếng nói.
- Trần là nhỏ.
Pháp trần, có nghĩa là: Tiếng nói nhỏ.
Học thuộc để nhớ rõ hay thực hành để nhớ rõ, được gọi là Tiếng nói nhỏ, hay còn gọi là Pháp trần. Do vậy, người muốn Giải thoát, ngoài việc tạo ra được Nghiệp Công đức, ham muốn Giải thoát và thực hành đúng Nhất Tự Thiền, còn phải học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, được gọi là Pháp trần.
Học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, được gọi là Pháp trần, vậy Pháp trần này để làm gì?
Pháp trần, được sử dụng khi Trung Ấm Thân thoát ra khỏi Thân Tứ đại như sau:
a) “Thân Tứ đại” của quý vị được gọi là “Sắc Thân”.
b) Sắc Thân này tồn tại được là nhờ “điện từ Âm Dương” bao lại và cuốn hút, nên Thân Tứ đại mới hoạt động được.
c) Điện từ Âm Dương tiếp theo phía trong, chính là “Vỏ bọc tánh Người” của quý vị.
Khi điện từ Âm Dương không còn cuốn hút “Sắc Thân” của quý vị nữa, điện từ Âm Dương bao “Sắc Thân” này, co lại thành là “Trung Ấm Thân”, để chuyên chở những gì mà Tánh Phật mượn Thân và tánh Người tạo ra.
Quy luật Nhân quả Luân hồi ở Trái đất và Tam giới này chỉ có Âm và Dương:
- Âm, thì ở nơi “Trái đất” này, tùy theo Âm nhiều hay Âm ít.
- Dương, thì ở nơi các “cõi Trời” hay “nước Cực Lạc”.
d) “Nghiệp Công đức”, là loại không Âm cũng không Dương, tức nó không ở Trái đất hay Tam giới này được, bắt buộc phải thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của Trái đất và Tam giới, để trở về “Phật giới”.
Nơi chứa Nghiệp Công đức là Phật giới.
Do vậy, quý vị nào tạo được thật nhiều Nghiệp Công đức, học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát - được gọi là Pháp trần, và thực hành đúng Nhất tự Thiền, thì được tự do rời Trái đất Nhân quả Luân hồi này, để trở về Phật giới.
Tại sao được tự do!
- Tánh Phật của quý vị, vào thế giới loài Người mượn Thân và tánh Người tạo Nghiệp Công đức, phải có sự đồng ý của vị Trưởng Dòng tộc. Trưởng Dòng tộc mới đề cử 1 vị Thần Thừa hành, theo quản lý suy nghĩ và việc làm của Tánh Phật mượn Thân và tánh Người.
Trưởng Dòng tộc có quy định như sau:
- Tánh Phật nào mượn Thân và tánh Người tạo được Nghiệp Công đức nhiều, muốn mang Nghiệp Công đức trở về Phật giới thì được tự do trở về mà không cần từ giã Trưởng Dòng tộc.
Vì sao Trưởng Dòng tộc có quy định như vậy!
- Vì Tánh Phật nào mượn Thân và tánh Người tạo được nhiều Nghiệp Công đức sáng thì vị Trưởng Dòng tộc không dám nhìn Nghiệp Công đức, nên mới có quy định như vậy.
Do vậy, người nào muốn được tự tại Giải thoát khi hết duyên sống nơi thế gian này, thì phải thực hành được 4 việc như sau:
1. Phải ham muốn Giải thoát mãnh liệt:
- Người ham muốn Giải thoát mãnh liệt là người sợ Nhân quả Luân hồi nơi thế gian này, do đó, mới dùng thời gian, tiền bạc vào việc tạo ra Nghiệp Công đức để Giải thoát.
2. Phải Giác ngộ và thực hành đúng Nhất Tự Thiền:
- Người Giác ngộ và thực hành đúng Nhất Tự Thiền, là người không còn dính bất cứ thứ gì nơi thế gian này, vì thế nên, tạo Nghiệp Công đức ra, mới sáng.
3. Phải tạo ra được Nghiệp Công đức sáng:
- Người tạo ra được Nghiệp Công đức sáng, khi hết duyên sống nơi thế gian này, Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, vị Thần quản lý Tánh Phật không dám nhìn và nắm Trung Ấm Thân có Nghiệp Công đức sáng.
4. Phải học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, gọi là Pháp trần:
- Học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, gọi là Pháp trần, để khi Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do vậy, phải chịu theo quy luật vận hành của điện từ Âm Dương như sau:
Một là, điện từ Âm Dương tự nhiên của Tam giới vận hành Trái đất. V.v...
Hai là, những làn sóng điện từ Âm Dương do loài Người tạo ra, để chuyên chở những hình ảnh và âm thanh đi vòng quanh Trái đất và các Hành tinh gần Trái đất.V.v...
Ba là, các Loài có Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hay còn gọi là Loài vô hình, giao tiếp với nhau.V.v...
Tất cả những vận hành của điện từ Âm Dương nói trên tạo thành những âm thanh rất lớn. Do vậy, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, bị chi phối bởi những âm thanh, những hình ảnh của loài Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương này tạo ra, vì thế nên, Tánh Phật của người này bị mất phương hướng và dao động. Lúc này, loài Cô Hồn bắt đầu hiện hình biến tướng để người này khởi niệm theo như sau:
Ví dụ:
- Khi người này còn duyên sống nơi thế giới loài người, người này dính bất cứ cái gì, thì loài Cô Hồn biến hiện ra cái đó, để người này khởi niệm theo, vì thế nên, người này chỉ khởi một niệm theo những Âm thanh, Hình ảnh cấu tạo bằng điện từ Âm Dương của loài Cô Hồn biến hiện ra, là dính ngay vào loài Cô Hồn Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hay còn gọi là “loài Âm”. Ngay lập tức, điện từ Âm của loài Cô Hồn kéo tới nhuộm đen Vỏ bọc Tánh Phật bao khối Nghiệp Công đức của người này lại và dẫn ra ngoài đường làm Cô Hồn lang thang. Vì thế nên, Đức Phật dạy vào lúc này: gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma, tức không khởi theo bất cứ một thứ gì, kể cả Phật, Bồ tát cũng như người trong dòng tộc.
Do đó, Đức Phật dạy: người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, khi còn mang Thân một con người, thì phải làm được 4 việc như nói ở trên, để khi hết duyên sống nơi thế loài người, Trung Ấm Thân của người này, xuất ra khỏi Thân tứ đại, không bị Mê lầm bất cứ thứ gì và không dính vào bất cứ thứ gì, thì mới Giải thoát được.
Vì thế nên, trong kinh Bát Nhã Ba La Mật, Đức Phật dạy vượt Hải Triều Dương bằng 28 câu kệ như sau:
Ầm ầm Vọng thức dậy
Cuồn cuộn Vọng tánh dâng
Tạo thành bờ ngăn cách
Giữa sanh tử, vô sanh.
Biết là bờ hư vọng
Vượt qua rất dễ dàng
Thoát ngoài vòng sanh tử
Vào được Bể vô sanh.
Không biết khởi vọng nhận
Nhân quả luân hồi đến
Kéo vào lục đạo ngay
Âm dương cuốn hút lấy.
Không trở lại cội nguồn
Ma Vương quản lý chặt
Phải làm kiếp tôi đoài
Muôn đời làm tôi tớ.
Cho bọn Quỉ bọn Ma
Việc trở về nguồn cội
Chắc chắn không về được
Dù có vạn Đức Phật.
Đến với thế giới này
Cũng chưa chắc cứu được
Ai đó nói cứu giùm
Là kẻ đại lừa gạt.
Phải tự mình đứng lên
Vượt qua bờ sanh tử
Nếu không vượt qua được
Vĩnh kiếp mãi trầm luân!
4. Phật gia Thiền tông: Đặng Văn Hậu, Địa chỉ: 20 Phạm Thị Hối, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0982.894.526, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Trong mấy lần giải đáp, Thầy Nguyễn Nhân có nói Giáo Lý là Kinh Vô tự, chỉ người có nhiệm vụ, là Long Nữ mẹ của Thầy mới đọc và viết ra được, mẹ Thầy đọc cho Thầy đánh máy ra. Kinh Vô tự là kinh không viết bằng mực mà viết bằng chữ điện từ, viết bằng máy tính. Như vậy, làm sao Thiền Gia Đức Tịnh lại có Giáo lý và Công bố Giáo lý ra được?
Trả lời cho Phật gia Thiền tông câu 1:
Đây là cách nói ẩn dụ của Thầy Nguyễn Nhân để giúp cho các Phật tử Thiền tông, tự phải dùng trí tuệ của mình để suy nghĩ. Mẹ của Thầy Nguyễn Nhân là Thiền sư ni Đức Thảo mất năm 1972. Trước năm 1972 gia đình nào có ti vi đen trắng để xem là cả một vấn đề. Còn máy vi tính để người dân sử dụng thì chắc chắn là không có, thời điểm đó ở Việt Nam chúng ta chỉ có máy đánh chữ!
Xin giải thích chữ “Kinh Vô tự”:
Kinh: Là ghi lại những gì chính Đức Phật giảng dạy.
Vô: Là “không”.
Tự: Là “chữ”.
Kinh Vô tự: Có nghĩa là: Ghi lại những gì chính đức Phật giảng dạy không chữ.
Ai là người có khả năng ghi lại những gì Đức Phật giảng dạy không chữ?
Người có nhiệm vụ mới có khả năng ghi lại những gì Đức Phật giảng dạy không chữ, được gọi là Kinh Vô tự, hay còn gọi là Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chỉ được ghi lại, tức hoàn thiện có hệ thống sau khi công bố được Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, một năm.
Như thế nào gọi là người có nhiệm vụ và có khả năng ghi lại Kinh Vô tự?
Người có nhiệm vụ và có khả năng ghi lại được Kinh Vô tự, tức Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, phải có 5 phần như sau:
1. Phải có tổng Nghiệp và cấu tạo, tương ứng với nhiệm vụ được giao.
2. Phải Kiến tánh.
3. Phải được Đức Phật Thích Ca Văn điều khiển để ghi lại, tức viết ra, được gọi là người có nhiệm vụ.
4. Chỉ người có nhiệm vụ, mới được Đức Phật Thích Ca Văn điều khiển để hoàn thiện có hệ thống Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
5. Phải được vị Thần Kim Cang bảo vệ.
Tổng cộng 5 phần như nói ở trên, được gọi chung là người có nhiệm vụ ghi lại kinh Vô tự, tức Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
5. Phật gia Thiền tông Đào Thị Nhuận, sinh năm 1952. Trú tại: SN 15, Tổ 6, Khu 6, Phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0376.933.820. Hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu?
Xin Trả lời Phật gia Thiền tông câu 1:
Sau khi tôi rời khỏi Chùa Tân Diệu một thời gian ngắn, thì tôi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật. Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật dạy cho người có Tâm – Tài – Lực khi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, phải tuần tự thực hiện đúng theo những gì Đức Phật dạy, ở phần dạy riêng cho người nối dòng Thiền tông.
Về nguồn gốc của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, tôi chỉ được phép trả lời rõ vào thời gian thích hợp, khi được cho phép.
Tuy nhiên, quý vị cũng đã biết, vào đời Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 là Lục Tổ Huệ Năng, Ngài đã cho chép ra 600 quyển để phát trong buổi Lễ Công bố Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông lần thứ nhất. Trải qua thời gian trên 2.500 năm, gói Kệ Huyền Ký của Đức Phật (trong đó có quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chưa hoàn thiện) tiếp tục được nhiều người chép và phát hành ra. Ở Việt Nam, Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi nhận được từ Tuệ Trung Thượng Sỹ, Ngài lên núi Yên Tử dịch ra tiếng Hán Nôm và chép thêm ra thành nhiều quyển, giao cho Tổ Pháp Loa và Tổ Huyền Quang …
Như vậy, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (chưa hoàn thiện) lưu hành tại nước Việt Nam chúng ta không phải là ít. Như Thầy Nguyễn Nhân nói, Thầy cũng đã nhận được từ 4 người là: Thiền sư ni Đức Thảo, Đông y sỹ Huỳnh Thạch, Bà Bút Trà và Thiền sư Thích Đức Hà. Nhưng để hoàn thiện và công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì chỉ người có Nhiệm vụ mới làm được.
6. Phật tử Thiền tông Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1977. Trú tại: Tổ 24, Khu 3, Phường Hà Trung, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0986.005.960, hỏi 2 câu:
Câu hỏi 1: Nội dung Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật mà Thiền Gia Đức Tịnh có thì gồm mấy phần? Cụ thể là những phần nào? Tất cả có bao nhiêu chương? Vừa qua Thiền gia Đức Tịnh đã công bố hết nội dung quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chưa?
Xin Trả lời Phật tử Thiền tông câu 1:
Giáo Lý của Đức Phật Thích Ca Văn để lại gồm có 2 phần:
Phần 1: Dành cho người nối dòng Thiền tông.
Phần 2: Dạy cho loài người học để Giác ngộ và Giải thoát. Phần 2 này được chia ra làm 2 dạng:
Dạng một: Dạy ra để Giác ngộ và Giải thoát nhưng đụng chạm rất nhiều đến các Pháp môn khác, các đạo khác, dẫn đến bất ổn xã hội. Do vậy, tôi không chọn Dạng một này để viết ra, nhưng những vị tu theo các Pháp môn khác, các đạo khác, nếu thắc mắc điều gì cần hỏi, gặp riêng tôi hỏi, tôi sẽ trả lời.
Dạng hai: Dạy ra cho người muốn học để Giác ngộ và Giải thoát và cùng nhau đi đến Giác ngộ và Giải thoát, nhưng không đụng chạm đến các Pháp môn khác, các đạo khác, đi đến hòa thuận và ổn định xã hội.
Tôi đã chọn Dạng hai này để viết và nói ra, vì Đạo Phật Pháp môn Thiền tông này, là Pháp môn tu nhập thế, vì thế nên, rất cần được ổn định gia đình và ổn định xã hội. Ổn định gia đình và ổn định xã hội mới tu được Pháp môn này.
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông gồm có 21 Chương chính, tôi đã công bố ra, những phần còn lại tôi sẽ thể hiện rõ trên phim 3D để quý vị xem và hiểu rõ hơn về Giác ngộ và Giải thoát.
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, tôi đã công bố ra những phần căn bản chính, nhưng sắp tới đây tôi sẽ chỉnh lại phần công thức Giải thoát cho đúng với chuẩn Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông mà tôi đang có.
Vì sao tôi không đưa vào trước cho đúng mà sắp tới phải chỉnh lại?
- Vì nếu tôi đưa vào trước đó cho đúng, sẽ khác một phần so với Thầy Nguyễn Nhân đưa ra, do vậy, dẫn tới khá nhiều người tu Theo Thiền tông phản ứng và chửi. Đối với tôi thì không có gì, vì Đức Phật dạy sao thì tôi làm vậy, chỉ không tốt cho những người phản ứng và chửi. Nhưng đã tới lúc tôi phải chuẩn lại, vì còn rất nhiều người khác muốn biết công thức Giải thoát chuẩn trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, để định hình và hiểu rõ về công thức Giải thoát một cách thực tế, không bị mê lầm, nhất là những người đã lớn tuổi, quỹ thời gian không còn nhiều.
Câu hỏi 2: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản thành sách, lại chỉ xin đăng ký cấp Bản quyền xong rồi công bố trên mạng?
Xin Trả lời Phật tử Thiền tông câu 2:
Trong phần Đức Phật dạy cho người có Tâm – Tài – Lực khi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có dạy như sau:
“Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tinh hoa của Đạo Phật. Như Lai không dạy riêng cho cá nhân, gia đình, hay quốc gia nào, vì thế nên, người có Tâm - Tài - Lực, khi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông phải tìm cách phổ biến bằng 3 ngôn ngữ, để tinh hoa của Đạo Phật được nhiều người trên thế giới biết đến và phải làm như sau:
1. Phải đăng ký Bản quyền:
Để chi vậy?
a) Để Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông không bị những Môn đồ ham Danh và Tiền, dùng vào việc kiếm Danh, kiếm Tiền và phá hoại tinh hoa của Đạo Phật.
b) Từ việc đăng ký và công bố Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông theo đúng luật bản quyền, tinh hoa của Đạo Phật Thiền Tông mới được nhiều người quan tâm và chấp nhận, do đó, về mặt pháp lý mới được mở...
c) Tinh hoa của Đạo Phật là “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”, rất khó để được công bố ra ở nơi thế gian này, vì thế nên, Như Lai mới nhờ người có Tâm – Tài – Lực tìm cách để công bố ra, để dẫn những Tánh Phật sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này muốn trở về Phật giới. Khi chuẩn bị công bố ra, sẽ bị những người tu theo Đạo của Như Lai chửi và tìm cách hại người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Vì sao những người tu theo Đạo của Như Lai không giúp mà lại chửi và cấu kết với nhau tìm cách hại người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông?
- Vì những người tu theo Đạo của Như Lai này bị sức hút mãnh liệt của Danh lợi, Địa vị và ảo tưởng sức mạnh, nên họ mới làm như vậy!
2. Khi Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của vị Phật ra đời sẽ có 2 chiều:
a) Dẫn những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người, sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này muốn trở về Phật giới, học và thực hành đúng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, để trở về Phật giới, “thành Phật”.
b) Đẩy những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người muốn triệt phá Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và dùng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông vào việc kiếm Tiền và kiếm Danh, đi xuống sâu và xa đường trở về Phật giới.”
Kính thưa quý vị!
Thực hiện theo lời dạy của Đức Phật, nên tôi chỉ đăng ký Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, để công bố ra mà không xin phép xuất bản thành sách, là có nguyên do như sau:
1. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được cấp bản quyền, là giấy khai sinh ra một Đạo mới, khi đủ lớn, sẽ trở thành là một Đạo Phật Thiền Tông mới và hợp pháp.
2. Đức Phật truyền lại Pháp môn Thiền tông này cho các vị Tổ sư Thiền tông thay phiên nhau gìn giữ và truyền đi, đợi đến thời kỳ văn minh lên cao, phổ biến và công bố ra. Thời kỳ Văn minh cao như hiện nay, áp dụng công nghệ 4.0 và 5.0 để phổ biến ra, thì mới phổ biến rộng được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông. Còn in thành sách để đi phát từng nhà sẽ không khả thi, không làm được và không đúng với những gì Đức Phật dạy.
Đây là lời dạy rất cao sâu của Đức Phật Toàn năng Toàn giác. Vì ở vào thời kỳ Văn minh cao như hiện nay, công nghệ 4.0 và 5.0 chỉ cần đăng ký Bản quyền và phổ biến bằng 3 thứ tiếng là đã phổ rộng khắp rồi (hiện nay tôi đã cho dịch sang tiếng Anh và tiếng Trung). Tôi đã đăng ký Bản quyền tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông viết bằng tiếng Trung, và đã được Cục Bản quyền Quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cấp Giấy chứng nhận Bản quyền tác phẩm vào ngày 18 tháng 03 năm 2020. Tôi cũng đã chuẩn bị Công bố Bản quyển tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông bên Trung Quốc. Phải làm như vậy để đáp ứng được yêu cầu là phổ biến rộng rãi khắp trên phạm vi toàn cầu và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người cần sử dụng.
Ai muốn tìm hiểu Đạo Phật Thiền Tông để Giác ngộ và Giải thoát thì tự truy cập sử dụng. Toàn bộ nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tiếng Việt đã được đưa lên trang website: www.daophatthientong.com, kế tiếp là tiếng Trung và tiếng Anh, để mọi người tùy duyên sử dụng. Với cách làm này, không có ai phải tốn tiền, nhất là những người kinh tế còn khó khăn, vẫn tiếp cận và tìm hiểu được Giáo Lý và chia sẻ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, để tạo Nghiệp Công đức, mà không tốn tiền. Đức Phật Thích Ca Văn đã dạy cho tôi cách biến cả thế giới này thành là nhà máy in Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, để ai cần thì tự in ra.
7. Phật tử Thiền tông Nguyễn Thị Hoa, sinh ngày 09/7/1977. Trú tại: Tổ 15, Khu 2, Phường Hà Khánh, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0372.758.699, hỏi 2 câu:
Câu hỏi 1: Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật dạy có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân và cụ thể là những Tổ chức, Cá nhân nào có nhiệm vụ công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông?
Xin Trả lời Phật tử Thiền tông câu 1:
Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật chỉ “nhờ người có Tâm – Tài – Lực công bố và phổ biến ra và phải tuần tự làm theo những gì Đức Phật dạy riêng cho người nối dòng Thiền tông”, hoàn toàn không quy định hay nhờ một tổ chức nào khác công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Câu hỏi 2: Người có Tâm – Tài – Lực được nêu trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được hiểu như thế nào mới đúng theo lời Đức Phật dạy?
Xin Trả lời Phật tử Thiền tông câu 1:
Người có: Tâm - Tài - Lực mà Đức Phật Thích Ca Văn quy định trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông như sau:
1. Tâm: người có Tâm trong sáng, tức người này hiểu hết những gì Như Lai nói. Muốn hiểu hết những gì Như Lai nói thì người này phải có những căn bản như sau:
a) Phải Kiến tánh.
b) Phải có được quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, truyền theo dòng Thiền tông.
Người có được hai căn bản như nói ở trên, thì mới hiểu hết được những gì Như Lai muốn nói, tức Tâm mới trong sáng.
2. Tài: người có Tài hơn người, sẽ có Tiền hơn người, nhưng không dính vào Tài Tiền.
Tại sao phải có Tài Tiền hơn người?
- Vì ở nơi thế giới vật chất quyết định tất cả này, muốn làm được việc lớn, thì phải có Tài và có Tiền.
+ Người có Tài: có Tài, xin phép công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và điều hành Đạo Phật Thiền Tông.V.v...
+ Người có Tiền: không ai, có thể dùng Tiền để sai khiến hoặc ép buộc người có Tài và Tiền này nói sai chánh Pháp của Như Lai được.V.v...
+ Người có Tiền: để tái hiện và nói rõ những gì Như Lai muốn dạy, giúp cho nhiều người hiểu Như Lai muốn dạy gì cho thế giới loài người. V.v...
3. Người có Lực: người có sức Lực và có Lực để điều hành Đạo Phật Thiền Tông, ít nhất là 20 năm.V.v...
8. Phật gia Thiền tông Nguyễn Thị Ái, sinh năm 1964. Đ/c: Số 38 đường Đặng Thuỳ Trâm, Tổ 9, Khu 6, Phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0983.268.919, hỏi 2 câu:
Câu hỏi 1: Tôi đọc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Thiền tông Gia Đức Tịnh thấy rất hay và logic. Nhưng gần đây có thông tin, ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà hoặc đọc thì bản thân và gia đình người đó sẽ gặp tai họa khủng khiếp, xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích rõ điều này.
Xin Trả lời Phật gia Thiền tông câu 1:
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn dạy các quy luật và công thức Giải thoát thật rõ ràng và chân thật, để người muốn tìm hiểu về Giác ngộ và Giải thoát học để Giác ngộ và Giải thoát, không phải Bom hủy diệt hay Bùa chú để hại người và đã được Cục Bản Quyền - Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, cấp Bản quyền. Những người nào đang gieo rắc Mê tín Dị đoan nhằm trục lợi, nếu chúng tôi thu thập được đủ bằng chứng sẽ nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Pháp luật. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tôi xin bản quyền và công bố ra, nhưng không bán, mà phổ biến rộng rãi trên mạng để ai muốn Giác ngộ và Giải thoát vào đọc, chia sẻ để tạo Nghiệp công đức mà không tốn tiền. Do vậy, đối với những người đang dùng Đạo Phật Thiền Tông để kiếm Tiền, những người này sẽ không kiếm Tiền được nữa, vì thế nên, sẽ gặp nguy hiểm và tai họa. Còn những người khác có được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là rất may mắn và rất tốt, vì 9 đời Phật rồi mà không công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông; nguyên nhân một phần là do những người dùng Đạo Phật Thiền Tông để kiếm Tiền và Danh, cản trở. Do đó, Đức Phật dạy: người có nhiệm vụ công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, khi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, muốn công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì phải mượn và dùng kiếm sắc bén của Bồ Tát “Văn Thù Sư Lợi” thì mới công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Câu hỏi 2: Chúng tôi thường hay nghe Thầy Nguyễn Nhân nói cụm từ “Người có nhiệm vụ”, vậy xin hỏi Thiền tông Gia Đức Tịnh, như thế nào là “Người có nhiệm vụ”?
Xin Trả lời Phật gia Thiền tông câu 2:
Thân và Tánh của con Người chỉ là công cụ như sau:
1. Là công cụ cho vị Phật.
2. Là công cụ cho Tánh Phật.
3. Là công cụ cho loài Thần theo từng đẳng cấp.
4. Là công cụ cho loài Cô Hồn theo từng đẳng cấp.
5. Là công cụ cho Nghiệp mà mình đã tạo ra.
Vì thế nên, Thân và Tánh của Người nào được vị Phật sử dụng vào việc nối dòng Thiền tông, thì người đó được gọi là Người có nhiệm vụ nối dòng Thiền tông.
9. Chị Đỗ Thị Minh Sương, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, SĐT: 0919190161, đại diện cho 6 người tu Thiền tông hỏi 4 câu:
Câu hỏi 1: Theo chúng tôi được biết, vào ngày 10/02/2020, Thiền tông Gia Đức Tịnh đã trực tiếp đến Trường quân sự thuộc Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh, ủng hộ hoạt động Bệnh viện dã chiến tại cơ sở 1 số tiền là 100 triệu đồng. Báo điện tử Ngày Mới online đã đăng việc này, sau đó Thiền tông gia Đức Tịnh lại cho đăng lên trang www.thientong.vn. Tại sao Thiền tông gia Đức Tịnh làm như vậy? Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không?
Xin Trả lời chị câu 1:
Chiều ngày 10 tháng 02 năm 2020, tôi có đến Trường quân sự thuộc Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh ủng hộ hoạt động bệnh viện dã chiến tại cơ sở 1, số tiền là 100 triệu đồng. Với tấm lòng tương thân, tương ái và cùng đồng hành trong chiến dịch phòng và điều trị bệnh nhân bị dịch bệnh Covid-19 của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân trong cả nước. Ngay hôm đó, báo điện tử Ngày Mới online đã đăng việc làm này và tôi đã cho đăng lên trang website www.thientong.vn và trang website www.daophatthientong.com. Tôi làm việc này không phải vì Danh, mà làm vì muốn cho các doanh nghiệp và các cá nhân khác được biết, để cùng chung tay làm những việc cần phải làm khi có dịch bệnh:
1. Tôi là doanh nghiệp, ngày thường Đảng và nhà Nước tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp chúng tôi làm ăn kinh doanh. Khi có bệnh dịch xảy ra, doanh nghiệp như chúng tôi cần phải góp phần chung tay với toàn Hệ thống chính trị và Nhân dân trong cả nước, đẩy lui dịch bệnh Covid-19, đây là việc mà doanh nghiệp như chúng tôi cần phải làm.
2. Tôi muốn động viên tinh thần những người đang ngày đêm thầm lặng giúp cộng đồng chúng ta đẩy lui dịch bệnh Covid-19.
3. Tôi muốn nói cùng với mọi người rằng, Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, là Pháp môn tu nhập thế, vì thế nên, người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, là những người rất có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Câu hỏi 2: Thầy Nguyễn Nhân vẫn còn đây, Chùa Tân Diệu vẫn còn đây, tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông?
Xin Trả lời chị câu 2:
Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, là của Đức Phật Thích Ca Văn, các vị Tổ sư Thiền tông, Thầy Nguyễn Nhân và Thiền tông Gia Đức Tịnh, chỉ là những diễn viên, còn Đức Phật Thích Ca Văn mới là đạo diễn của dòng Thiền tông. Vì thế nên, Đức Phật Thích Ca Văn mới là người sắp xếp vai diễn. Đức Phật Thích Ca Văn giao nhiệm vụ cho Thầy Nguyễn Nhân công bố Huyền Ký, thì Thầy Nguyễn Nhân chỉ được phép công bố Huyền Ký; tương tự như vậy, Đức Phật Thích Ca Văn giao nhiệm vụ cho Thiền tông Gia Đức Tịnh công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì Thiền tông Gia Đức Tịnh sẽ công bố được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Do đó, Thầy Nguyễn Nhân còn đây, Chùa Tân Diệu còn đây, cũng không liên quan gì đến việc tôi công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Câu hỏi này của chị, cũng trùng với những suy nghĩ ấn định của nhiều Phật tử Thiền tông là Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu mới là người và là nơi duy nhất được phép công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Những suy nghĩ ấn định này, đang đi ngược lại với quy luật của vật lý và quy luật của dòng chảy mạch nguồn Thiền tông. Nhiều Phật tử Thiền tông có suy nghĩ ấn định về việc này, vô tình, đang tự khẳng định mình là đạo diễn của dòng Thiền tông. Trên thực tế, Đức Phật Thích Ca Văn mới là đạo diễn.
Những Phật tử Thiền tông có suy nghĩ ấn định là Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu, mới là người và là nơi duy nhất được phép công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, hãy suy nghĩ thêm về điều này, xem quý vị có thể làm đạo diễn của dòng Thiền tông được hay là không:
1. Đức Phật Thích Ca Văn mới là Người giao nhiệm vụ, còn Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu, là người và là nơi nhận nhiệm vụ.
2. Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tinh hoa của Đạo Phật, Đức Phật Thích Ca Văn không dạy riêng cho cá nhân, gia đình hay quốc gia nào, vì thế nên, người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, phải là người có đủ: Tâm – Tài – Lực mới làm được. Vì chỉ người có đủ: Tâm – Tài – Lực mới có khả năng công bố, điều hành và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Thầy Nguyễn Nhân không có đủ 3 điều kiện này.
3. Chùa Tân Diệu, nằm trong hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tu hay làm gì, thì phải tu và làm theo Hiến Chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, về nguyên lý cũng như quy luật, Chùa không được phép công bố Giáo Lý.
4. Về quy luật của thế giới này, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là của 1 Đạo, do đó, phải là người đứng đầu của 1 Đạo mới công bố và phổ biến ra được. Thầy Nguyễn Nhân hiểu rất rõ điều này, nên đã nhiều lần muốn xin rút Chùa Tân Diệu ra khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để đăng ký sinh hoạt Tôn giáo và thành lập ra 1 Đạo khác, để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Nhưng không rút được, vì Chùa Tân Diệu là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tôi nhận được Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn bản viết bằng điện từ và chưa hoàn thiện, ngay sau khi Thầy Nguyễn Nhân muốn tìm cách để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, nhưng không thành công.
Câu hỏi 3: Chúng tôi đọc Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông thấy cách trình bày bố cục và cách viết rất hay. Thiền tông Gia Đức Tịnh xin bản quyền và cho mọi người tự truy cập vào đọc không tốn tiền, không bán để lấy tiền và hiến cả tài sản lớn cho Đạo Phật Thiền Tông. Như vậy, Thầy Nguyễn Nhân phải mừng và giúp Thiền tông Gia Đức Tịnh mới đúng, nhưng sao Thầy Nguyễn Nhân lại tỏ vẻ giận dữ và nói Thiền gia đạo văn? Nếu có đạo văn để công bố cho nhiều người đọc và hiểu Thiền tông thì cũng tốt, vì Thiền tông Gia Đức Tịnh không dùng Giáo Lý để bán lấy tiền. Có phải Thầy Nguyễn Nhân đang bán sách Thiền tông, mà Thiền gia Đức Tịnh không bán Giáo Lý mà phổ biến trên mạng để mọi người xem không tốn tiền, nên không có ai mua sách của Thầy Nguyễn Nhân nữa, vì vậy, Thầy mới chửi Thiền tông Gia Đức Tịnh, có đúng không? Pháp môn Thiền tông Đức Phật không dạy riêng cho cá nhân nào, gia đình nào hay quốc gia nào, Thầy Nguyễn Nhân được Mẹ Thầy trao cho Thầy Pháp môn Thiền tông và Thầy tính trao lại cho con cháu và người thân của Thầy có phải không? Nếu Thầy Nguyễn Nhân làm như vậy, thì chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân và gia đình Thầy, vì con cháu và người thân của Thầy đâu có đủ: Tâm – Tài – Lực, như vậy, đâu có đúng với những gì Đức Phật dạy? Pháp môn Thiền tông, Đức Phật không dạy riêng cho cá nhân, gia đình hay quốc gia nào, Thiền Gia Đức Tịnh nghĩ sao về điều này?
Xin Trả lời chị câu 3:
Xin lỗi chị, tôi không nghĩ sao về điểu này cả, tôi chỉ mong chị hãy có cái nhìn tích cực hơn, thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Nếu người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, mà có cách nhìn như thế này, thì Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, sẽ trở thành là Đạo Phật muốn tông là tông, mong chị hiểu.
Câu hỏi 4: Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia cho Chùa Thiền tông Tân Diệu, như vậy, đâu còn là Thiền Tông Gia nữa?
Xin Trả lời chị câu 4:
Trong buổi Giải đáp thiền tông ngày 12/01/2020, Thầy Nguyễn Nhân nói: Sai của Ban Quản trị khi phong Thiền tông gia cho tôi. Lời nói này của Thầy đã gây phân tâm không ít người và tổn thương tình cảm cũng như niềm tin và mối quan hệ Thầy trò vốn rất sâu sắc và tốt đẹp giữa Thầy và tôi, sau tất cả những gì tôi đã trợ giúp cho Thầy và cho Chùa Tân Diệu như tôi đã trả lời ở trên phần đầu.
Kính thưa quý vị!
Trước đây khi còn sinh hoạt ở Chùa Tân Diệu, tôi đã dành trí tuệ - tâm sức - tài lực, hết lòng vì Pháp môn Thiền Tông, nên Thầy Nguyễn Nhân mới đặc cách phong Thiền tông Gia cho tôi. Đây là quyết định hoàn toàn chính xác và đúng theo lời dạy của Đức Phật. Nay Thầy Nguyễn Nhân nói ngược lại. Đây là điều rất đáng tiếc, làm tổn thương lòng tự trọng và niềm tin của Thầy trong lòng Phật tử. Cá nhân tôi có phải thực sự là Thiền tông Gia hay không, thì tự bản thân tôi biết và Đức Phật Thích Ca Văn biết là đủ. Vì thế nên, tôi xin gửi trả lại Chùa Tân Diệu bằng Phong Thiền tông Gia, để tiện cho việc phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông mà Đức Phật Thích Ca Văn đã giao cho tôi xin phép Đăng ký bản quyền tác giả, và đã được Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho tôi, bút danh là: Thiền tông Gia Đức Tịnh.
Trên đây là các câu trả lời, mà tôi đã trả lời cho 09 quý vị và độc giả.
Kính thưa quý vị!
Đối với tôi lúc này, việc quan trọng nhất phải làm đó là đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 công ty mà tôi làm Tổng giám đốc. Đời sống, việc làm của người lao động, nghĩa vụ đối với nhà nước và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội là trách nhiệm đặt lên vai tôi phải lo; đồng thời tôi còn phải dốc tâm sức, trí tuệ và tài lực để thực hiện sứ mạng lịch sử mà Đức Phật đã giao, nên quả thật tôi không còn thời gian để phân tâm vào các chuyện khác. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nói về những vấn đề có liên quan đến Thầy Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu. Sau này bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến những nội dung này, tôi xin phép không trả lời. Nhưng về mặt tình cảm của tôi đối với Thầy Nguyễn Nhân thì trước sau vẫn mãi mãi là như vậy. Thầy mãi là người mà tôi kính yêu và trân trọng. Một người Thầy đã dành trên 60 năm cuộc đời chỉ với mong muốn làm sao nói cho mọi người trên thế gian này biết được lời dạy chân thật của Đức Thế Tôn, làm sao cho ai đó hiểu được chữ Giác ngộ và Giải thoát, để tìm cách mà trở về cội nguồn.
Thầy đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử vô cùng to lớn đó là:
Nối dòng Thiền tông của Thiền Sư Ni Đức Thảo
Khôi phục lại Pháp môn Thiền tông.
Phổ biến Pháp môn Thiền tông cho rất nhiều người biết mà học và thực hành để trở về Phật giới.
Thầy đã công bố được Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
Để làm được những việc nói trên, Thầy đã phải chịu rất nhiều áp lực và hy sinh rất lớn. Thầy cũng là người rất tài trí, đặc biệt có 2 cái biệt tài mà khó ai có được:
Thứ nhất: Là viết sách rất hay. 10 quyển sách dạy Pháp môn Thiền tông của Thầy chỉ có 60% nội dung lấy từ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông viết ra là có thật, còn lại là Thầy ẩn dụ. Nhưng người đọc lại tin 100% là thật. Họ đọc mê say đến quên ăn, bỏ ngủ. Đặc biệt có hàng ngàn người đọc phải rơi lệ và lưu xuất ra hàng chục, hàng trăm câu thơ kệ Thanh tịnh. Điều này chỉ riêng Thầy làm được.
Thứ hai: Thầy có cái tài về nói. Thầy giải đáp và cho hỏi tự do thuộc mọi lĩnh vực, từ cái lớn nhất như Càn khôn vũ trụ, đến cái nhỏ nhất như một Vi trần; từ vô hình đến hữu hình,v.v… Trả lời rành mạch rõ ràng từng chi tiết mà không cần suy nghĩ đến vài giây. Những ai đã từng nghe Thầy giải đáp cũng phải nể trọng. Nhưng đặc biệt hơn nữa, là Thầy dám biến cái không thành có, ví như, chuyện Thái tử Tất Đạt Đa năm 24 tuổi đến thăm Vua Hùng Nghị Vương đời thứ 17 ở nước Văn Lang xưa, bây giờ là Việt Nam. Những Phật tử và người nghe tưởng là thật, họ đâu biết rằng đó là Thầy nói ẩn dụ để Phật tử tin rằng việc Thái tử Tất Đạt Đa giao cho công chúa Hùng Thúy Loan, con gái của Vua Hùng Nghị Vương đời thứ 17 gói Kệ Huyền Ký và 5 quyển sách dạy về Pháp môn Thiền tông là hoàn toàn có thật. Nếu người nghe suy xét một cách trí tuệ thì phải biết, vào thời kỳ Đồ Đồng, chưa có máy bay, ô tô, tàu thủy,v.v… , chặng đường từ nước Ấn Độ xưa đến Việt Nam vô cùng xa xôi và hiểm trở, Thái tử mới 24 tuổi chỉ sống trong cung vàng, điện ngọc thì làm sao vượt qua được dãy núi Hy Mã Lạp Sơn cao chọc trời và dãy núi Hoàng Liên Sơn đầy hiểm nguy… Hay việc công bố Huyền Ký của Đức Phật, 3 cấp chính quyền và 2 cấp Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An có đồng ý cho phép công bố đâu, nhưng nhờ Thầy có bản lĩnh và nhanh trí nói là các cấp đó cho phép, nên các phật tử đều tin là như vậy. Việc chuẩn hóa Thiền tông: Theo như trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật dạy, thì Thầy chỉ được thực hiện giải đáp và chuẩn hóa Thiền tông trong thời gian 1 năm kể từ ngày công bố Huyền Ký. Thầy cũng nói rõ: Thầy đã biết trước điều này, ông Phật dạy rồi, Huyền Ký công bố được đúng 1 năm sẽ có người bắt phải ngưng (tức 14/05/2018, Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ có công văn yêu cầu ngưng). Đây là thời điểm mà Thầy phải chuyển giao cho người nối dòng Thiền tông, nhưng việc này đã không được thực hiện. Thầy tiếp tục chuẩn hóa 3 đến 4 lần mà Phật tử vẫn tin, vẫn nghe. Mặc dù sau mỗi lần ấy, bao giờ Thầy cũng nói: Người tu Thiền tông thì phải trí tuệ, phải suy xét kỹ cái gì thấy thuận lý thì mới tin. Tuy nhiên Phật tử coi Thầy như một Thần tượng, nên vẫn tin tuyệt đối. Thầy không những nói ẩn dụ để Phật tử tin những câu chuyện lâm ly về Thái tử Tất Đạt Đa, về Long Nữ, mà Thầy còn gửi đến Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và phổ biến công khai trên trang mạng www.thientong.com. Chỉ có làm như vậy, Thầy mới phổ biến được Pháp môn Thiền tông và công bố được Huyền Ký của Đức Phật.
Thầy làm được tất cả những việc biến không thành có, biến dụ thành thật, bởi Thầy là người đã ngoài 80 tuổi, pháp luật Việt Nam không truy cứu. Trước khi nói hay làm việc gì, Thầy đều cho đọc Hiến pháp và các Đạo Luật có liên quan đến hoạt động Tín ngưỡng, Tôn giáo. Nên ai cũng tưởng những điều Thầy nói ra đều đúng sự thật, đúng Pháp luật. Thầy lại có cả gần 10.000 Phật tử tuyệt đối tin tưởng Thầy. Phải nói rằng, chỉ có Thầy mới dám làm và chỉ Thầy mới làm được những việc này, bởi vì Thầy có nhiệm vụ phổ biến Pháp môn Thiền tông và công bố Huyền Ký của Đức Phật.
Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã từng nói: “Ta nói, các ông đừng có vội tin, chỉ khi nào các ông thực hiện thấy đúng và thuận lý, thì các ông hãy tin”. Thầy Nguyễn Nhân cũng thường dạy: Người tu theo Thiền tông thì phải trí tuệ, phải suy xét cho kỹ, đừng tin một cách mơ hồ… Do vậy, sách ai viết không quan trọng. Điều quan trọng là nội dung ấy có phù hợp với thực tế và có thuận lý với những gì Đức Phật dạy hay không. Nếu thấy đúng, thì y theo lời dạy của Đức Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn là: y Pháp bất y Nhân. Tôi là người có nhiệm vụ công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn, nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông như thế nào thì tôi công bố ra như thế, hoàn toàn không được phép nói ẩn dụ. Tôi bỏ ra hàng trăm tỷ, với mong muốn Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Văn được phổ biến ra cho mọi người biết, học và thực hành để Giác ngộ và Giải thoát. Tôi hiểu rất rõ Nhân quả nơi thế giới này, do đó, tôi không bỏ tiền ra để mua Nhân quả xấu vào mình.
Kính thưa quý vị!
Công việc hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp rất bận. Vì vậy các câu hỏi của quý vị gửi về trang website: www.daophatthientong.com, tôi sẽ sắp xếp giải đáp vào thời gian thích hợp và phát trên trang website: www.daophatthientong.com và Kênh Youtube: ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG. Quý vị nhớ điền đầy đủ thông tin cá nhân và số điện thoại.
Kính thưa quý vị!
Buổi gặp gỡ với quý vị Phật tử Thiền tông và Độc giả gần xa, tôi xin phép tạm dừng tại đây. Kính chúc quý vị sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống, cũng như trên con đường Giải thoát.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- Hỏi về truyền thiền và khi nào mới truyền thiền (07.05.2020)
- Tu theo Đạo Phật Thiền Tông của Như Lai nếu không có Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông là tu mù (05.05.2020)
- Phải biết Như Lai là người như thế nào mà dạy Đạo Phật Pháp môn Thiền tông này (03.05.2020)
- bước chân trên “7 bông hoa Sen” có phải là sự thật hay chỉ có ý nghĩa hình tượng để nói về 1 bậc Toà (03.05.2020)
- Người không phải là bậc Toàn năng Toàn giác có được sáng lập ra 1 đạo mới để dạy Giác ngộ và Giải th (25.04.2020)
- Môn đồ giả tu theo Đạo của Như Lai và những người tu theo Đạo của Như Lai (24.04.2020)
- Tại sao người truyền Thiền lại không được phép nhận tiền kể cả 1 lời cám ơn của người được truyền Th (22.04.2020)
- HỎI VỀ 5 TRÁI ĐẤT CÒN LẠI (20.04.2020)
- Tại sao lại thành lập công ty mà lại để tên là công ty Thiền Tông Đất Rồng (16.04.2020)
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH TRẢ LỜI CÁC PHẬT TỬ VÀ ĐỘC GIẢ NGÀY 06 THÁNG 04 NĂM 2020 (05.04.2020)