Lượt xem:56391
Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh, tôi tên là Vũ Thị Thúy, cư ngụ tại: Số nhà 3, Tổ 53, Khu 5, Phường Hà Trung, TP.Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, SĐT: 0982.309.896, xin hỏi 1 câu như sau:
Tánh Phật đầu tiên vào thế giới loài người quên hết những gì ở Phật giới nên không biết tạo Công đức mà chỉ tạo Nghiệp để đi Luân hồi thì làm sao Tánh Phật gặp được Thiền tông? Vì theo tôi hiểu muốn gặp được Thiền tông thì phải có sẵn chút ít Công đức? Xin Thiền tông Gia giải thích cho tôi được rõ chỗ này. Tôi xin chân thành cảm ơn!!
Xin trả lời chị câu 1:
Tánh Phật vào thế giới loài người, mượn Thân và tánh Người thì chỉ tạo ra được Nghiệp Ác đức, hoặc Nghiệp Phước đức Âm hoặc Nghiệp Phước đức Dương, không tạo ra được Nghiệp Công đức, do đó, vị Phật phải ra đời để dẫn những Tánh Phật chán mang thân và tánh Người muốn trở về Phật giới. Muốn trở về Phật giới thì phải học được Pháp môn thứ 6 gọi là Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, nhưng muốn tiếp cận và học được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông thì trong Vỏ bọc Tánh Phật phải có Nghiệp Công Đức ít hoặc nhiều. Vậy làm sao để Tánh Phật mang Thân và tánh Người, hay còn gọi là một con người, tiếp cận và học được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông để trở về Phật giới, khi không có Nghiệp Công đức ít hoặc nhiều?
Mỗi một vị Phật ra đời vào thời kỳ Đồ đồng và thành lập ra Đạo Phật, để chỉ đường đi cho con người, hay còn gọi là tuần tự dạy 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi và 1 Pháp môn, học và thực hành, để vượt ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi, trở về Phật giới, được gọi là Giải thoát “thành Phật”.
Tại sao mỗi một vị Phật ra đời phải tuần tự dạy 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi và 1 Pháp môn học và thực hành, để vượt ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi, trở về Phật giới, được gọi là Giải thoát “thành Phật”?
Vì ở thế giới vật lý điện từ Âm Dương, Luân hồi sanh ra Nhân quả này, con người phải sống và làm việc theo quy luật của vật lý Điện từ Âm Dương, hay còn gọi là sống và làm việc theo Nghiệp thức của mình đã tạo ra từ tiền kiếp. Nghiệp thức mà con người tạo ra và lưu vào trong Kho Tàng thức, được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do đó, được cuốn hút với những việc làm tạo ra Nghiệp Ác đức, Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Phước đức Dương cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hơn nữa, con người sống ở thế giới này, là sống theo Nghiệp Ác đức hoặc Nghiệp Phước đức Âm, tức điện từ Âm, Nghiệp Công đức không Âm không Dương, nhưng rất sáng, do đó, tự nhiên đẩy người mang Nghiệp Ác đức và Nghiệp Phước đức Âm ra xa, không thể tiếp cận được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, vì Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, là Pháp môn tạo ra được Nghiệp Công đức. Vì thế nên, trong các kinh sách của 5 Pháp môn tu hành có thành quả theo quy luật Nhân quả Luân hồi, các vị Phật đều đưa những lời dạy ẩn ý về Giác ngộ và Giải thoát vào để dạy:
Ví dụ như:
- Trong kinh Kim Cang, Đức Phật Thích Ca Văn dạy: Ngoài ta tìm Phật ắt theo tà; lấy sắc cầu ta, lấy âm thanh cầu ta, người đó hành đạo tà, không thấy Như Lai mà chỉ thấy ma, hoặc câu: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.
- Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca Văn dạy: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, Như Lai thường trụ không biến đổi, chân thật sáng suốt.
V.v...
Từ những câu mà các vị Phật dạy ẩn ý trong các kinh sách và đi ngược với những lời dạy trong các kinh sách của 5 Pháp môn tu hành có thành quả theo quy luật Nhân quả Luân hồi, sẽ vô tình giúp cho người tu theo Đạo Phật có những thắc mắc, từ những thắc mắc này, người tu vô tình bị kéo vào những thắc mắc, do vậy, tự tư duy, tìm hiểu những thắc mắc và rồi hiểu được một phần của những thắc mắc. Khi người tu hiểu được một phần của những thắc mắc, ẩn ý mà vị Phật dạy trong các kinh sách của 5 Pháp môn tu hành có thành quả theo quy luật Nhân quả Luân hồi và đi giảng giải cho người khác hiểu những ẩn ý này, liền tạo ra được nhân của Nghiệp Công đức. Từ những nhân của Nghiệp Công đức này, nên vào những đời kế tiếp, người vô tình tạo ra được nhân của Nghiệp Công đức này mới có duyên Luân hồi chia ra làm 2 đường:
Đường số một: Tu theo Đạo Phật Pháp môn Tịnh Độ tông về nước Tịnh Độ cõi Phật A Di Đà, để hưởng sung sướng và được học đạo Giác ngộ và Giải thoát, khi gần hết duyên sống, được Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao Sen nhổ một cành Sen và đưa lên để kiểm Thiền. Nếu người này hiểu Thiền, sẽ được Đức Phật A Di Đà xác nhận bằng câu “Hoa Khai Kiến Phật Ngộ Vô Sanh” và dẫn về nơi thế giới loài người, về nơi đang chuẩn bị, hoặc đang phổ biến Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, để nhập thai mẹ sanh ra, lớn lên và học tiếp đạo Giác ngộ và Giải thoát. Người về từ cõi Phật A Di Đà để học Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, đa số là bị ảo, vì khi sống và hưởng Phước ở nước Tịnh Độ cõi Phật A Di Đà, là hưởng trong không gian Thanh tịnh và ảo diệu, do đó, khi về Trái đất học và thực hành theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, đa số là bị ảo, vì thích Thanh tịnh và ảo diệu, do vậy, không trở về Phật giới được.
Đường số hai: Tiếp tục Luân hồi và tu theo 4 Pháp môn tu hành có thành quả theo quy luật Nhân quả Luân hồi, tạo ra thêm được nhiều nhân của Nghiệp Công đức, hoặc Luân hồi ở Trái đất không tu, nhưng vô tình tạo ra được ít hay nhiều Nghiệp Công đức và rồi gặp được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông. Những người đi theo đường này khi gặp được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, ít bị ảo, cơ hội trở về Phật giới sẽ cao hơn nhiều.
Thời gian gặp được Thiền tông lâu hay mau là tùy thuộc vào mỗi người.
Thiền Tông gia Đức Tịnh
- NÓI TRƯỚC BƯỚC KHÔNG QUA (21.01.2025)
- HẠNH ĐẦU ĐÀ VÀ KHỔ HẠNH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO? TU 1 TRONG 2 HẠNH NÀY CÓ CHỨNG ĐẮC ĐƯỢC QUẢ VỊ A LA H (17.01.2025)
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật (18.01.2023)
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG? (26.04.2021)
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức? (02.04.2021)
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ (29.03.2021)
- HOA ƯU ĐÀM (21.02.2021)
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N (11.02.2021)
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ? (07.02.2021)
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (05.02.2021)