Lượt xem:40336
Phật gia Đoàn Thị Dung, Địa chỉ: Số nhà 69, Tổ 1, Khu 1, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. SĐT: 0356.257.247, hỏi 1 câu:
Nhờ Thiền tông Gia Đức Tịnh trả lời giúp 1 câu hỏi sau:
Câu 1: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông nêu:
“Đạo Phật, là do người Toàn năng Toàn giác lập ra có 6 pháp môn tu, mục đích và công thức thật rõ ràng như sau:
Có 5 pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi của Trái đất và 1 Pháp môn học và hành để trở về Phật giới…”.
Kính thưa Thiền tông Gia Đức Tịnh!
Theo tôi hiểu thì đây là 6 pháp môn Đức Phật dạy; vậy những chùa và những quý Chư Tôn Đức Tăng Ni hiện nay đang tu 5 pháp môn trong Vật lý nếu tu tập đúng như lời Đức Phật dạy, thì có được gọi là tu đúng Chánh pháp không? Tại sao 5 pháp môn này lại tồn tại suốt trên 2.500 năm? Ý nghĩa của nó là thế nào? Theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì Đức Phật có dạy và minh họa 5 pháp môn tu trong Vật lý bằng hình tượng 5 người mù sờ voi không? Người tu Thiền tông phải hiểu như thế nào mới đúng theo lời Phật dạy?
Kính xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích cho tôi cùng nhiều người tu Thiền tông được biết về những nội dung trên.
Trả lời Phật gia câu 1:
Ý thứ nhất:
Đức Phật Thích Ca Văn sáng lập ra Đạo Phật có ý nghĩa như sau:
- Đạo là Đường, Phật là Trùm khắp, có nghĩa là Đường đi trùm khắp, để ai muốn đi đường nào thì đi, tùy vào sự ham muốn của mỗi người mà chọn một con đường phù hợp với mình để đi, hay còn gọi là tùy căn duyên của mỗi người. Khi đã chọn đường để đi, thì phải đi cho đúng mới có kết quả theo sự ham muốn của mình, do đó, quý Chư Tôn Đức Tăng Ni hiện nay tu 5 Pháp môn có thành tựu theo quy luật của Vật lý, nếu tu tập đúng theo như những gì mà Đức Phật dạy trong 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật của vật lý, thì được gọi là tu đúng Chánh Pháp.
Ý thứ hai:
Đức Phật sanh ra và dạy Đạo ở vào thời kỳ đồ Đồng, nên Ngài phải tuần tự dạy 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật của vật lý và biệt truyền theo dòng Thiền tông Pháp môn thứ 6 dạy về Giác ngộ và Giải thoát, là có nguyên do như sau:
- Năm Pháp môn tu hành có thành tựu theo quy luật của vật lý được các Môn đồ của Đức Phật, là các Chư Tôn Đức Tăng Ni gìn giữ và phát triển suốt hơn 2.500 năm, để tới thời kỳ văn minh loài người đã lên cao, tức thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, Pháp môn thứ 6 mới phổ biến và công bố ra. Pháp môn thứ 6 này, Đức Phật dạy về Giác ngộ và Giải thoát, có nghĩa, Đức Phật chỉ đường cho người muốn thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý điện từ Âm Dương, do đó, thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, mới phổ biến và công bố Pháp môn thứ 6 này ra được.
Ý thứ ba:
Theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, Đức Phật có dạy 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo quy luật của Vật lý, nhưng không có minh họa bằng hình tượng 5 người mù sờ Voi. Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông phải hiểu, Đức Phật đã dạy 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật của vật lý, để làm nền tảng cho Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, đến thời kỳ Nguyên tử và Điện tử được phổ biến ra, thì làm gì có chuyện Đức Phật minh họa 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật của vật lý bằng hình tượng 5 người mù sờ voi. Hình tượng 5 người mù sờ voi được thể hiện trong truyện ngụ ngôn và được kết luận bằng 4 câu thơ như sau:
Người mù thì rất đông
Còn voi chỉ có một
Ai cũng cho mình đúng
Đúng sai thật bất đồng.
Người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, nếu thật sự hiểu một chút về Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, thì phải cám ơn quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và các Phật tử tu chân chính theo 5 Pháp môn tu có thành tựu theo quy luật của vật lý, mới đúng, vì họ đã gìn giữ và phát triển Đạo Phật tới ngày nay, để Đạo Phật Pháp môn Thiền tông được phổ biến và công bố ra.
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, mà thật sự hiểu về Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, được gọi là người có trí tuệ, thì sẽ không chửi người khác, vì ai cũng có Tánh Phật như ai, chỉ khác nhau ở chỗ người đã ngộ và người còn mê mà thôi. Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, được gọi là người đã ngộ, tức người có trí tuệ, người thật sự có trí tuệ, thì phải làm những việc có trí tuệ, thì mới được gọi là người đã ngộ, còn không chỉ được mang cái danh là tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông vậy thôi.
Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, mà không hiểu Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, thì sẽ là người phá Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, tức người không có trí tuệ.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO (15.10.2020)
- TÁNH PHẬT ĐANG ĐI THEO DÒNG THIỀN TÔNG TỰ MÌNH CÓ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐANG ĐI ĐÚNG HOẶC SAI KHÔNG (15.10.2020)
- CÓ HAY LÀ KHÔNG VIỆC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC (11.10.2020)
- TẤT CẢ ĐỀU ĐANG SỐNG MỘT CUỘC SỐNG VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC VẬY TẠI SAO ĐỨC PHẬT LẠI NÓI CHÚNG SANH VÔ MI (11.10.2020)
- TÁM MƯƠI BỐN NGÀN ẢO TƯỞNG XIN GIẢI THÍCH RÕ CON SỐ VÀ Ý NGHĨA (11.10.2020)
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG CÓ CẦN GIỮ GIỚI ĂN CHAY VÀ KHIÊM NHƯỜNG VỚI MỌI NGƯỜI KHÔNG (08.10.2020)
- NGƯỜI KHÔN VÀ NGƯỜI KHÔNG KHÔN SAO KHÔNG THẤY NÓI TỚI NGƯỜI TỐT VÀ NGƯỜI XẤU (06.10.2020)
- Chất lượng tinh cha noãn mẹ và tổng nghiệp có quan hệ và ảnh hưởng gì đến nhau (06.10.2020)
- Người như tôi thì phải làm thế nào để bước chân vào tu Giác ngộ và Giải thoát. Tôi có cần tới nơi nà (03.10.2020)
- Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như (02.08.2020)