Lượt xem:29738
PHÁP TRẦN MẠNH NHƯ THẾ NÀO MÀ THẬP LOẠI THÁNH KHÔNG DÁM LÀM HOA TIÊU GIẢ?
****
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi là Phật gia Đỗ Phạm Thị Dung ngụ tại Khu 2, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh xin được hỏi Thiền tông gia 2 câu:
Câu hỏi 1:
Tôi đọc trên clip có nói “Đường về Phật giới” nhắc người có Công đức và Phước đức bằng nhau: Quý vị tắt thở là đi vào giấc ngủ ngàn năm, trong vòng 30 phút thức dậy. Nếu Phật gia phát ra được Pháp trần thì Thập loại Thánh không làm Hoa tiêu giả thử Phật gia được, vì vậy Phật gia điều khiển Trung Ấm Thân của Phật gia tự do chở Tánh Phật và khối Công đức trở về Phật giới.
- Ý thứ nhất: Có thể nói Công đức và Phước đức bằng nhau được không?
- Ý thứ hai: Công năng của “Pháp trần” phát ra mạnh như thế nào mà Thập loại Thánh không dám làm Hoa tiêu giả?
- Ý thứ ba: Khi Trung Ấm Thân chưa rơi ra ngoài Trái đất vẫn còn chịu sự quản lý của vị thần, vẫn còn chịu lực cuốn hút của vật lý điện từ Âm Dương làm sao mà Phật gia điều khiển Trung Ấm Thân của Phật gia tự do chở Tánh Phật và Công đức về Phật giới được?
Câu hỏi 2: Bao giờ thì Thiền tông gia Đức Tịnh sửa lại Công thức Giải thoát?
Xin Thiền tông gia giải thích rõ ràng, chân thật cho tôi và những người không hiểu như tôi được biết. Tôi xin chân thành cám ơn!
Xin trả lời Phật gia câu hỏi 1:
Ý thứ nhất:
1. Nghiệp Công đức cấu tạo: Không Âm, không Dương nhưng rất sáng.
2. Nghiệp Phước đức được chia ra làm 2 dạng:
Dạng một: Nghiệp Phước đức Dương, cấu tạo bằng điện từ Dương nhiều.
Dạng hai: Nghiệp Phước đức Âm, cấu tạo bằng điện từ Âm nhiều.
Do vậy:
Không thể nói Nghiệp Công đức và Nghiệp Phước đức bằng nhau, vì tính chất và cấu tạo khác nhau, nên đơn vị dùng để đo lường cũng khác nhau như: Nghiệp Phước đức Âm và Nghiệp Phước đức Dương, được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, nên đơn vị đo lường tính bằng các đơn vị như: Đo điện áp tính bằng Vol, đo cường độ tính bằng Ampere, hoặc các cách tính khác, v.v… Nghiệp Công đức cấu tạo: Không Âm, không Dương, do đó, không thể dùng đơn vị là Vol hay Ampere để đo lường giống như đo điện áp Âm Dương, vì thế nên, không thể nói là bằng nhau được.
Ý thứ hai:
Pháp trần có ý nghĩa như sau:
1. Pháp trần:
- Pháp là tiếng nói.
- Trần là nhỏ.
Pháp trần, có nghĩa là: Tiếng nói nhỏ.
Thực hành để nhớ rõ, hay học thuộc trôi chảy Công thức Giải thoát, để nhớ rõ, được gọi là Pháp trần. Pháp trần, có nghĩa là: Tiếng nói nhỏ, hay còn gọi là nhớ những gì mình đã học thuộc, nhớ những gì mình đã học thuộc thì không có công dụng phát ra, do vậy, không có công năng phát ra cho Thập loại Thánh không dám làm Hoa tiêu giả. Xin nói rõ: Thập loại Thánh không biết làm Hoa tiêu giả, vì Thập loại Thánh chưa từng nhìn thấy Hoa tiêu thật, vì Hoa tiêu của vị Phật chỉ xuất hiện, khi Trung Ấm Thân rơi ra ngoài sức hút vật lý của Trái đất. Thập loại Thánh không ra ngoài sức hút vật lý của Trái đất được, tức chưa từng được rơi ra ngoài sức hút vật lý của Trái đất, thì làm gì biết được Hoa tiêu thật, để mà làm Hoa tiêu giả.
2. Pháp trần, là học thuộc trôi chảy Công thức Giải thoát, để khi Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, không bị loài Cô Hồn lừa. Pháp trần có công dụng khi Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do vậy, phải chịu theo quy luật vận hành của điện từ Âm Dương như sau:
Một là, điện từ Âm Dương tự nhiên của Tam giới vận hành Trái đất. V.v...
Hai là, những làn sóng điện từ Âm Dương do loài Người tạo ra, để chuyên chở những hình ảnh và âm thanh đi vòng quanh Trái đất và các Hành tinh gần Trái đất.V.v...
Ba là, các Loài có Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hay còn gọi là Loài vô hình, giao tiếp với nhau.V.v...
Tất cả những vận hành của điện từ Âm Dương nói trên tạo thành những âm thanh rất lớn. Do vậy, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, bị chi phối bởi những âm thanh, những hình ảnh của loài Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương này tạo ra, vì thế nên, Tánh Phật bị mất phương hướng và dao động. Lúc này, loài Cô Hồn, hay còn gọi là Thập loại Thánh, bắt đầu hiện hình biến tướng để Tánh Phật của người này khởi ý niệm ham muốn hoặc theo, như sau:
Ví dụ:
- Khi người này còn duyên sống nơi thế giới loài người, người này dính bất cứ cái gì, thì loài Cô Hồn biến hiện ra cái đó, để người này khởi ý niệm ham muốn hoặc theo, vì thế nên, người này chỉ khởi một ý niệm ham muốn hoặc theo những Âm thanh, Hình ảnh cấu tạo bằng điện từ Âm Dương của loài Cô Hồn biến hiện ra, là dính ngay vào loài Cô Hồn Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương. Ngay lập tức, điện từ Âm của loài Cô Hồn kéo tới nhuộm đen Vỏ bọc Tánh Phật bao khối Nghiệp Công đức của người này lại và dẫn người này ra ngoài đường làm Cô Hồn lang thang. Vì thế nên, phải học thuộc Công thức Giải thoát để không bị Cô Hồn lừa. Đức Phật dạy vào lúc này như sau:
“Gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma”
Tức không khởi bất cứ một ý niệm ham muốn hoặc theo nào, kể cả Phật, Bồ tát cũng như người trong dòng tộc, vì Phật, Bồ tát cũng như người trong dòng tộc, đều là do Cô Hồn biến hiện ra, để lừa chúng ta, nếu chúng ta khởi ý niệm ham muốn hoặc theo, sẽ không Giải thoát được. Đức Phật dạy 2 câu kệ để nói rõ chỗ này như sau:
Nơi đây ngã rẽ hai đường.
Người vào lục đạo, người về vô sanh.
Ý thứ ba:
Ý thứ ba này, Phật gia hỏi và tự trả lời rồi, do đó, tôi không phải trả lời nữa!
Xin trả lời Phật gia câu hỏi 2:
Đã gọi là Công thức, thì không sửa, mà sửa, thì không phải là Công thức, vì thế nên, Công thức Giải thoát trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, không bao giờ sửa.
Xin chân thành cám ơn Phật gia!
Thiền tông gia Đức Tịnh
Trả lời ngày 19 tháng 11 năm 2020
- Tôi nghe nói Thiền tông gia Đức Tịnh đã làm rất nhiều việc cho Chùa Tân Diệu và Thầy Nguyễn Nhân như (02.08.2020)
- Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Đức Phật có dạy công thức nào để tiêu trừ virus Covid-19 (02.08.2020)
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia (02.08.2020)
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố (02.08.2020)
- Người Có Nhiệm Vụ (02.08.2020)
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản (02.08.2020)
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không (27.07.2020)
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp (27.07.2020)