Lượt xem:30548
Anh Lê Đức, Địa chỉ: Buôn Trấp, Xã Eahding, Cumga, Đaklak, SĐT: 0335.834.669, hỏi 2 câu:
Câu hỏi 1:
Xin Thiền tông Gia giải thích câu: Nước trăm sông đều chảy ra biển, mà nước biển chỉ có 1 vị mặn, vì căn cơ chúng sanh cao thấp khác nhau nên Đức Phật phương tiện nhiều pháp môn để dạy nhưng đích đến cũng là Giác ngộ và Giải thoát. Ở kinh nào Đức Phật cũng có nói đến chỗ sâu mầu chân như đó của mỗi người. Tại sao Thiền tông Gia cho chỉ có Pháp môn Thiền tông mới Giải thoát được? Như vậy ko công bằng với các sư tăng, ni và Phật tử khắp thế giới này không? Xin cảm ơn!
Xin trả lời anh câu hỏi 1:
Trong Kinh Trường A Hàm và một số kinh khác Đức Phật đều có dạy: Nước trăm ngàn con sông đều chảy ra biển, mà nước biển chỉ có một vị mặn mà thôi, là có nguyên do như sau:
Đức Phật Thích Ca Văn sinh ra vào thời kỳ Đồ đồng và thành lập ra Đạo Phật và tuần tự dạy 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi và 1 Pháp môn học và thực hành, để vượt ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi, trở về Phật giới, được gọi là Giải thoát “thành Phật”. Trong 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi, Đức Phật đều có dạy những ẩn ý về Giác ngộ và Giải thoát, để tùy vào căn cơ của mỗi người mà chọn cho mình một Pháp môn tu, thích hợp với căn cơ của mình, ở đời này, gọi là tạo ra nhân với Phật pháp, để những đời kế tiếp, có duyên gặp Phật pháp tu tiếp và nhiều những đời kế tiếp sẽ gặp được Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, học và thực hành để Giác ngộ và Giải thoát, vì thế nên, Đức Phật mới dạy: Nước trăm ngàn con sông đều chảy ra biển, mà nước biển chỉ có một vị mặn mà thôi, có nghĩa, tất cả những Pháp môn mà Đức Phật dạy, cuối cùng, cũng hướng người tu theo Đạo Phật đi tới con đường Giác ngộ và Giải thoát, trở về Phật giới, hay còn gọi là, trở về Bể tánh Thanh tịnh.
Anh đề cập tới việc công bằng với Tăng Ni và Phật tử, Phật pháp không thể nói công bằng được, mà chỉ nói tùy thuộc vào căn cơ của mỗi người, vì thế nên, Đức Phật mới dạy 6 Pháp môn tu, để tùy vào căn cơ của mỗi người, mà chọn cho mình một Pháp môn tu, cuối cùng muốn Giải thoát thì phải học và thực hành theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông thì mới Giải thoát được.
Người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông như tôi, rất là cám ơn những Tăng Ni và Phật tử tu theo các Pháp môn khác, vì không có các Tăng Ni và các Phật tử chân chính, tu theo các Pháp môn khác gìn giữ Đạo Phật tới ngày nay, thì Đạo Phật Pháp môn Thiền tông sẽ không được phổ biến ra.
Câu hỏi 2:
Xin Thiền tông Gia giải thích chi tiết, tu theo Thiền Tông là Buông - Dừng - Thôi - Dứt chuyện thế gian, thực tế hàng ngày, suy nghĩ, hành động, làm việc, ăn, uống, ngủ nghỉ thế nào cho đúng, cho nhận được Tánh Phật của mình. Cảm ơn nhiêu.
Xin trả lời anh câu hỏi 2
Đạo Phật Pháp môn Thiền tông được dẫn nhập bằng câu: “Thiền tông là Nhất Tự Thiền, Buông – Dừng – Thôi – Dứt hết liền tử sanh”, Nhất Tự Thiền rất quan trọng với Đạo Phật Pháp môn Thiền tông và người tu theo Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, nhưng tại sao hiện nay Đức Phật chỉ dạy 12 câu kệ về Nhất Tự Thiền, mà không dạy thực hành Nhất Tự Thiền vào thời kỳ này?
Vì vào thời kỳ này, Đạo Phật Thiền Tông, bị chính người tu theo Thiền tông, muốn tìm cách lấy về làm của riêng, để kiếm Danh và kiếm Tiền, do đó, Đức Phật mới giữ lại và giao lại cho người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông hai phần: Một là Công thức Giải thoát, hai là Nhất Tự Thiền. Công thức Giải thoát tôi đã phổ biến ra rồi, còn lại Nhất Tự Thiền, chỉ khi nào nhà nước cho phép sinh hoạt Tôn giáo, tức Đạo Phật Thiền Tông được khởi nguồn có tổ chức, thì thực hành Nhất Tự Thiền mới được đưa vào Giáo Lý để phổ biến ra.
Tại sao Đức Phật lại dạy như vậy?
Đức Phật dạy trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và giữ lại cho người công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông hai phần quan trọng nhất của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, là Công thức Giải thoát và thực hành Nhất Tự Thiền, là muốn nói nên một điều: Dòng Thiền tông và người nối dòng Thiền tông, là do Đức Phật Thích Ca Văn sắp xếp, chọn và quyết định, không ai khác ngoài Đức Phật Thích Ca Văn, chỉ có người mà Đức Phật Thích Ca Văn chọn nối dòng Thiền tông và công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, thì mới có và viết ra được hai phần này. Người tu theo Thiền tông, biết và thực hành đúng Nhất Tự Thiền, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội yên ổn và phát triển. Trước khi Nhất Tự Thiền, tức cách thực hành Buông – Dừng – Thôi – Dứt, được phổ biến ra, từ trước tới giờ, hàng ngày, anh đang làm việc gì thì cứ tiếp tục làm việc đó, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường, đói thì ăn, mệt thì nghỉ, những việc xấu ác không được làm. Về việc anh muốn nhận ra được Thanh tịnh của Tánh Phật, thì hàng ngày, anh phải tạo ra được Nghiệp Công đức, tới khi đủ Nghiệp Công đức và đủ duyên, anh sẽ được nhận ra, hay còn gọi là cảm ngộ Thiền, hoặc được rơi vào Thanh tịnh của Tánh Phật.
Thiền Tông gia Đức Tịnh
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp (27.07.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu (24.07.2020)
- Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào (24.07.2020)
- Pháp trần là gì (21.07.2020)
- Kinh Vô Tự (21.07.2020)
- HỎI 30 NGƯỜI TRỞ VỀ PHẬT GIỚI CÒN LẠI 70 NGƯỜI ĐI ĐÂU (26.06.2020)
- TÁNH PHẬT ĐẦU TIÊN VÀO MƯỢN THÂN NGƯỜI LÀM SAO ĐỂ GẶP ĐƯỢC THIỀN TÔNG (24.06.2020)
- Hỏi 49 Năm Đức Phật Không Nói Một Lời Nào (12.06.2020)
- Hỏi Ngoài Ta Tìm Phật Ắt Theo Tà, Lấy Sắc Cầu Ta, Gặp Phật Giết Phật Gặp Ma Giết Ma (09.06.2020)
- Đề Nghị Thiền Tông Gia Đức Tịnh Tranh Luận Với Soạn Giả Nguyễn Nhân (01.06.2020)