Lượt xem:13649
Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác:
Trước khi Như Lai dạy đạo, Như Lai phải kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không. Vì thế nên, Như Lai phải tuần tự kiểm tra lại năm giai đoạn trong vòng 49 ngày:
Giai đoạn một: Từ ngày một đến ngày chín, Như Lai kiểm tra lại sự hiểu biết về quy luật vật lý của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? Như Lai kiểm tra lại sự hiểu biết về quy luật vật lý của Người toàn năng toàn giác, còn rất đúng.
Giai đoạn hai: Từ ngày mười đến ngày 19, Như Lai kiểm tra lại tam minh của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? Như Lai kiểm tra lại, thì tam minh của Người toàn năng toàn giác, còn rất đúng.
Giai đoạn ba: Từ ngày 20 đến ngày 29, Như Lai kiểm tra lại lục thông của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? Như Lai kiểm tra lại, thì lục thông của Người toàn năng toàn giác, còn rất đúng.
Giai đoạn bốn: Từ ngày 30 đến ngày 39, Như Lai kiểm tra lại sự hiểu biết về tứ vô sở quý và tứ sở quý của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? Như Lai kiểm tra lại, thì sự hiểu biết về tứ vô sở quý và tứ sở quý của Người toàn năng toàn giác, còn rất đúng.
Giai đoạn năm: Từ ngày 40 đến ngày 49, Như Lai kiểm tra lại thập bát bất động của Người toàn năng toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? Như Lai kiểm tra lại, thì thập bát bất động của Người toàn năng toàn giác, còn rất đúng.
Như Lai giải rõ nghĩa năm giai đoạn nói trên:
1. Giai đoạn một: Quy luật vật lý điện từ Âm Dương của Tam giới:
- Điện từ Âm có nhiệm vụ hút vào.
- Điện từ Dương có nhiệm vụ đẩy ra.
Điện từ Âm Dương này có công năng như sau:
a) Điện từ Âm:
Có công năng hút các vật thể lại:
- Lớn lao là bầu tròn tam giới.
- Nhỏ hơn là một bầu tròn hoàn đạo.
- Nhỏ hơn nữa là một hành tinh.
- Nhỏ hơn nữa là một vật thể.
- Nhỏ nhỏ hơn nữa là một nguyên tử.
- Nhỏ hơn nữa là một điện tử.
b) Điện từ Dương:
Có công năng đẩy các vật thể không cho va chạm nhau:
- Lớn lao là bầu tròn tam giới.
- Nhỏ hơn là một bầu tròn hoàn đạo.
- Nhỏ hơn nữa là một hành tinh.
- Nhỏ hơn nữa là một vật thể.
- Nhỏ nhỏ hơn nữa là một nguyên tử.
- Nhỏ hơn nữa là một điện tử.
Nói tóm lại, ở trong một tam giới, dù lớn hay nhỏ đều phải do điện từ Âm Dương chi phối bởi lực hút vào và đẩy ra.
Nhờ lực hút và đẩy của điện từ Âm Dương nên:
- Tam giới mới tồn tại được.
- Các hành tinh mới quay được.
- Loài người và các loài, mới sống và sinh sản được. V.v...
2. Giai đoạn hai: Tam minh, tức ba cái sáng:
a) Thiên nhãn minh: Thấy được khắp trong một Tam giới này, còn gọi là một Hệ mặt trời, hay còn gọi là một thái dương hệ.
b) Túc mạng minh: Biết được đầy đủ con người và vạn vật trong một Tam giới.
c) Lậu tận minh: Biết được tận cùng vật chất và tinh thần của một con người ở Trái đất cũng như trong một Tam giới.
3. Giai đoạn ba: Lục thông, tức sáu cái thông:
- Ý thông suốt.
- Thân thông suốt.
- Mắt thông suốt.
- Tai thông suốt.
- Mũi thông suốt.
- Miệng thông suốt.
4. Giai đoạn bốn: Tứ vô sở quý và tứ sở quý:
a) Tứ vô sở quý:
- Thân tứ đại của con người, nếu sử dụng vào việc tạo Nhân phước đức Dương, Nhân phước đức Âm và Nhân ác đức, để luân hồi nơi trái đất và tam giới theo quy trình: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, còn gọi là luân rồi lại hồi, Thành rồi lại Diệt, thì thân tứ đại của con người không quý.
b) Tứ sở quý:
- Thân tứ đại của con người, nếu sử dụng vào việc tạo Nhân công đức, để Giải thoát, trở về Phật giới, “thành Phật”, thì thân tứ đại của con người rất quý.
5. Giai đoạn năm: Thập bát bất động:
Thập bát bất động, hay còn gọi là thập bát La hán, tức 18 phép thần thông, có danh gọi như sau:
- Tọa Lộc La Hán.
- Khánh Hỉ La Hán.
- Cừ Bát La hán.
- Tháp Tháp La Hán.
- Tĩnh Tọa La Hán.
- Quá Giang La Hán.
- Kỵ Tượng La Hán.
- Tiếu Sư La Hán.
- Khai Tâm La Hán.
- Thám Thủ La Hán.
- Trầm Tư La Hán.
- Khoái Nhĩ La Hán.
- Bố Đại La Hán.
- Ba Tiêu La Hán.
- Trường Mi La Hán.
- Khánh Môn La Hán.
- Hàng Long La Hán.
- Phục Hổ La Hán.
Như Lai giải rõ nghĩa năng lực của Người toàn năng toàn giác:
I. Người toàn năng, có năng lực:
1. Di chuyển được vật chất ở Trái đất này.
2. Điều khiển được điện từ Âm Dương và sai khiến được các loài có thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, trong Trái đất và Tam giới này.
3. Phân thân đến được các hành tinh trong Tam giới này.
4. Là một người có đầy đủ ngũ nhãn, mà ở Trái đất hay Tam giới này, không vị Trời, vị Tiên, hay vị Thần nào có được. Ngũ nhãn của Người toàn năng:
- Nhục nhãn: Mắt thịt bình thường.
- Thiên nhãn: Mắt trời, nhìn thấy và biết được các cõi trời, cũng như các hành tinh vật tư trong một Tam giới này, như sau:
+ Thấy và biết ba bầu hoàn đạo, gồm có: 33 hành tinh cõi trời và sáu nước Tịnh Độ.
+ Thấy và biết năm hành tinh nữa, giống như Trái đất này.
+ Thấy và biết có hằng hà sa số các hành tinh vật tư cấu tạo bằng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, không khí và điện từ Âm Dương.
+ Thấy và biết các lỗ đen vũ trụ.
- Huệ nhãn: Mắt huệ, nhìn thấy và biết các cõi vô hình, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương nhiều màu sắc và không màu sắc.
- Pháp nhãn: Mắt pháp, nhìn thấy và biết sinh hay diệt từng sát na của hạt bụi, cũng như sinh diệt của từng hành tinh trong một Tam giới này.
- Phật nhãn: Mắt Phật, nhìn thấy và biết được trùm khắp trong Càn khôn vũ trụ như sau:
+ Nhìn thấy vật nhỏ nhất là vi trần, mà thời kỳ nguyên tử và điện tử, loài người gọi là nguyên tử. Còn làn sóng điện ngắn nhất, gọi là điện tử.
+ Nhìn thấy vật lớn nhất trong một tam giới: Như Lai gọi là hành tinh.
+ Nhìn thấy một thái dương hệ: Như Lai gọi là một tam giới, hay còn gọi là một hệ mặt trời.
+ Nhìn thấy một ngàn tam giới: Như Lai gọi là một tiểu thiên thế giới.
+ Nhìn thấy một triệu tam giới: Như Lai gọi là một trung thiên thế giới.
+ Nhìn thấy một tỷ tam giới: Như Lai gọi là một đại thiên thế giới.
+ Nhìn thấy ba ngàn tỷ tam giới: Như Lai gọi là tam thiên đại thiên thế giới.
Mắt Phật của Như Lai nhìn thấy có hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới như vậy!
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông (13.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa (02.08.2020)
- Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật (02.08.2020)
- Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra (27.07.2020)
- NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (21.07.2020)