Lượt xem:16573
Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa:
Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa: Cũng gọi là “Nguyên thủy” hay “Nam truyền”: Hình tượng thờ, kinh hướng dẫn tu hành, phương pháp tu hành và thành tựu:
a) Hình tượng thờ:
b) Kinh hướng dẫn tu, có hai quyển:
- Kinh Trường A Hàm.
- Kinh Trường Bộ.
c) Phương pháp tu hành và thành tựu:
* Pháp môn này, Như Lai dạy cho các tỳ kheo, tỳ kheo ni: Ngồi thiền dụng công tu hành một trong 37 pháp quán trợ đạo, do một vị Thần trợ giúp mới thành công theo sự ham muốn của mình. Như Lai gọi là thành tựu theo quy luật của Nhân luân Quả hồi nơi Trái đất, còn nằm trong Trái đất này.
* Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni tu hành theo pháp môn này, phải vô trụ với vật chất và thực hiện ba y, một thất, tùy thân, như sau:
- Vô trụ với vật chất, tức không giữ vật chất;
- Ba y, tức ba bộ quần áo để mặc;
- Một thất, tức một cái thất để ở;
- Tùy thân, tức đói thì đi xin ăn và ăn trước 12 giờ, để thân không sinh dục.
Phương pháp thứ nhất: Tứ quả Thinh Văn:
* Ngồi thiền ép cho thân bất động, tánh không phát ra tưởng tượng và suy nghĩ, thì chứng được bốn quả vị Thánh nơi Trái đất này, gồm:
Một là: “Thánh nhập lưu”, tức nhập vào dòng Thánh!
Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni phải đạt được ba phần như sau:
- Thân người mình phải bất động.
- Tánh người mình phải không còn tưởng tượng.
- Đạt được thanh tịnh từ bốn giờ trở lên.
Khi đạt được thanh tịnh từ bốn giờ trở lên rồi, phát ra ham thích an vui, an vui phải hiển lộ ra, thì tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni đã đạt được “Thánh Diệu Lạc”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh nhập lưu Tu Đà Hoàn”.
Hai là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ hai là “Tư Đà Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Tách cái “Diệu Lạc” rời khỏi cái mình ham muốn.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, tách được cái ham muốn của mình rời khỏi Diệu Lạc mà thành công, thì chứng được quả vị Thánh thứ hai là: “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh Tư Đà Hàm”.
Ba là: Khi đạt được “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ ba là “Thánh A Na Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho cái “Diệu Lạc” vào nơi thanh tịnh.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, ép cho Diệu Lạc vào được nơi thanh tịnh mà thành công, thì chứng được quả vị Thánh thứ ba là: “Thánh Diệu Lạc Thanh Tịnh”.
Danh từ trong đạo Phật gọi là: “Thánh A Na Hàm”.
Bốn là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc Thanh Tịnh” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ tư là “Thánh A La Hán”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho “thân và tánh người” của mình nhập vào “Diệu Lạc Thanh Tịnh”.
- Tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni nào, ép cho thân và tánh người của mình vào an trú hẳn trong Diệu Lạc Thanh Tịnh và phát ra thần thông, thì chứng được quả vị cao nhất nơi Trái đất này là “Thánh A La Hán”, cũng gọi là “Thánh Bất Động”.
Sau khi bỏ thân tứ đại, vào sống một trong hai nơi như sau:
- Vào hang núi thanh vắng trong rừng sâu, sống ở thể Thân trung ấm, làm “Thánh Bất Động”.
- Gia nhập vào loài Thần, làm “Thần Thanh tịnh”, hoạt động theo lệnh của Thần Chủ Vùng.
Phương pháp thứ hai: Ngồi thiền dụng công tu hành một trong 36 pháp quán trợ đạo còn lại:
* Ngồi thiền quán “Tứ khổ đế”:
- Quán để biết bốn cái khổ của thân người: Sinh – Lão – Bệnh – Tử!
* Ngồi thiền quán “Tứ diệu đế”:
- Quán để biết bốn cái kỳ diệu của con người: Tánh Phật – Kho tàng thức – Tánh người – Thân người: Muốn sinh đâu cũng được!
* Ngồi thiền quán “Thân bất tịnh”:
- Quán để biết thân người không sạch!
* Ngồi thiền quán “Tứ niệm xứ”:
- Quán để biết thân người bốn thứ duyên hợp: Đất, nước, lửa, gió.
* Ngồi thiền quán “Vô thường”:
- Quán để biết thân người là vô thường, không biết hết duyên sống lúc nào.
* Ngồi thiền quán “Vô Ngã”:
- Quán để biết tánh người không có Ngã.
* Ngồi thiền quán “Vọng tưởng”:
- Quán để thấy vọng tưởng.
* Ngồi thiền quán “Từ bi”:
- Quán để thương muôn loài.
* Ngồi thiền quán “Bác ái”:
- Quán để thương tất cả mọi người.
* Ngồi thiền quán “Bát chính đạo”, tức tám con đường chính, tạo Nhân để đi hưởng Quả trong luân hồi:
- Quán để biết con đường vãng sinh lên cõi trời Vô Sắc.
- Quán để biết con đường vãng sinh lên cõi trời Hữu Sắc.
- Quán để biết con đường vãng sinh lên nước Cực Lạc.
- Quán để biết con đường vãng sinh lên trời Tứ Thiên Vương.
- Quán để biết con đường vãng sinh lên cõi trời Dục Giới.
- Quán để biết con đường vãng sinh lên trời Ngọc Hoàng hay còn gọi là trời Thượng Đế.
- Quán để biết con đường làm Thần Thừa hành.
- Quán để biết con đường tái sinh làm người giàu sang.
* Ngồi thiền quán “Lục Căn viên thông”:
- Quán để nhãn căn viên thông, tức mắt nhìn thấy được thông xa.
- Quán để nhĩ căn viên thông, tức tai nghe được thông xa.
- Quán để tỷ căn viên thông, tức mũi ngửi mùi được thông suốt.
- Quán để thiệt căn viên thông, tức lưỡi nếm vị được thông suốt.
- Quán để ý căn viên thông, tức ý biết được thông suốt.
- Quán để thân căn viên thông, tức thân xúc chạm được thông.
* Ngồi thiền quán “Thấy Phật và Bồ tát”:
- Quán để thấy hình bóng Phật.
- Quán để thấy hình bóng Bồ tát.
* Ngồi thiền quán “Nhìn thấy cõi Âm”:
- Quán để thấy loài Thần sống và làm việc.
- Quán để thấy loài Ngạ Quỷ sống và làm việc.
- Quán để thấy loài Địa ngục sống.
* Ngồi thiền quán “Ngũ phần”, tức “năm phần của thân người”:
- Quán để biết công dụng của đất.
- Quán để biết công dụng của nước.
- Quán để biết công dụng của lửa.
- Quán để biết công dụng của gió.
- Quán để biết công dụng của điện từ Âm Dương.
* Ngồi thiền quán “Lục Diệu pháp môn”:
- Quán đếm hơi thở vào ra, gọi là “sổ tức”.
- Quán theo hơi thở vào ra, gọi là “tùy tức”.
- Quán kéo hơi thở trở lại, gọi là “hoàn tức”.
- Quán bụng: Khi hơi thở vào, bụng phình ra; khi hơi thở ra, bụng xẹp xuống, gọi là “chỉ tức”.
- Quán kìm cho hơi thở dừng, gọi là “dừng tức”.
- Quán kìm hơi thở tịnh, gọi là “định tức”.
d) Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa này, Như Lai dạy cho tỳ kheo, tỳ kheo ni, dụng công ép thân và tánh người vào thanh tịnh, để hưởng thanh tịnh tịch tĩnh – hay còn gọi là thanh tịnh hóa thành dụ – thanh tịnh do ép thân và tánh người mới có được. Sau khi hết duyên sống, nhập vào dòng Thánh, được gọi là “Thánh Bất Động”, nên Như Lai không dạy Giáo Lý.
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông (13.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật (02.08.2020)
- Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác (02.08.2020)
- Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra (27.07.2020)
- NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (21.07.2020)