Lượt xem:17057
Như Lai dạy bài pháp đầu tiên và thành lập ra đạo Phật:
Như Lai dạy bài pháp “Bụi trần” cho năm anh em ông Kiều Trần Như và bốn người bạn đồng tu, gồm chín người, có tên như sau:
1/ Ông Kiều Trần Như.
2/ Ông Kiều Trần Nhi.
3/ Ông Kiều Trần Thi.
4/ Ông Kiều Trần Nga.
5/ Ông Kiều Trần Na.
6/ Ông Mã Hiền.
7/ Ông Thực Lực.
8/ Ông Át Bệ.
9/ Ông Ma Na.
Như Lai dạy Bài pháp “Bụi trần”:
“Trong con người ai cũng có hai thứ tánh, đó là tánh người và Tánh Phật. Như Lai đưa ra hai ví dụ, để các ông hiểu biết về tánh người và Tánh Phật của các ông:
Ví dụ thứ nhất: Hạt bụi trần:
Buổi sáng hoặc buổi xế chiều, khi ánh sáng của mặt trời chiếu qua khe cửa, các ông hãy nhìn vào không gian ánh sáng chiếu qua khe cửa đó, các ông sẽ thấy, trong không gian ánh sáng đó, có những hạt bụi bay lơ lửng. Như Lai tạm ví như sau:
- Không gian ánh sáng, là Tánh Phật;
- Những hạt bụi bay lơ lửng, là những vọng tưởng của tánh người.
Hai thứ này, tuy ở chung nhưng thứ nào ra thứ đó, ánh sáng là ánh sáng, hạt bụi là hạt bụi, không dính nhau.
Ví dụ thứ hai: Thức và ngủ:
Hàng ngày, các ông muốn thấy, nghe và nói, các ông phải thấy, nghe và nói, thông qua năm cái cửa là: Hai con mắt, hai lỗ tai và một cái miệng. Khi các ông ngủ, xuất hiện những giấc mơ, trong những giấc mơ đó, có giấc mơ, các ông thấy, nghe và nói, rất rõ, trong khi năm cái cửa là: Hai con mắt, hai lỗ tai và một cái miệng, đã đóng lại! Như vậy, ai mơ, ai thấy giấc mơ, ai nghe và nói trong giấc mơ?
Như Lai dạy rõ: Khi các ông ngủ, có bốn phần trong con người của các ông, có công năng hoạt động như sau:
Một là thân người:
Thân người của các ông nghỉ, hay còn gọi là ngủ. Khi thân người của các ông ngủ, năm cái cửa của thân người dùng để phát thu là: Hai con mắt, hai lỗ tai và một cái miệng, “đóng lại”.
Hai là tánh người:
Tánh người của các ông, có 16 thứ tánh. Trong 16 thứ tánh người, có tánh Tưởng, tánh Tưởng lúc nào cũng tưởng theo kho tàng thức. Trong kho tàng thức của các ông chứa Nhân gì, thì tánh Tưởng của các ông tưởng theo Nhân đó và tưởng tượng thêm.
Ba là kho tàng thức:
Như Lai giải nghĩa từ kho tàng thức:
- Kho tàng: Là kho chứa;
- Thức: Là thấy biết.
Có nghĩa là kho chứa những thấy biết. Những thấy biết trong kho này, là sản phẩm của tánh người và thân người hoạt động tạo ra, tức phát ra và thu lại kho, thông qua năm cái cửa là: Hai con mắt, hai lỗ tai và một cái miệng, của thân người.
Bốn là Tánh Phật:
Tánh Phật, cấu tạo bằng điện từ Quang, có Ý và bốn thứ: Hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Biết và hằng Nói.
Những việc làm của các ông ở những đời trước, cũng như ở đời này, thông qua mắt thấy, tai nghe và miệng nói, sẽ được thu vào và chứa trong 12 kho tàng thức. Khi các ông ngủ, tánh Tưởng của các ông sẽ tưởng theo kho tàng thức: Trong kho tàng thức của các ông chứa thấy biết gì, thì tánh Tưởng của các ông sẽ tưởng theo thấy biết đó và tưởng tượng thêm. Tánh Phật của các ông, cấu tạo bằng điện từ Quang, không có Âm Dương, nên không ngủ, vì thế nên: Hằng Thấy, hằng Nghe và hằng Biết, những sản phẩm của tánh Tưởng tưởng tượng ra, các ông gọi là giấc mơ!
Khi con người ngủ, bốn phần như: Thân người, tánh người, kho tàng thức và Tánh Phật, tuy ở chung, nhưng công năng hoạt động khác nhau, phần nào ra phần đó, không dính nhau.”
Ông Kiều Trần Như chắp tay thưa:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, hôm nay, chúng con được Đức Thế Tôn giảng cho chúng con nghe bài pháp đầu tiên, bằng hai ví dụ thực tế, giúp chúng con hiểu biết tánh người và Tánh Phật của mỗi người chúng con!
Kính bạch Đức Thế Tôn! Như con thấy, hiện nay, con người sinh ra và lớn lên, chỉ biết làm ăn sống qua ngày, già bệnh rồi chết, không biết thân người của mình cấu tạo bằng gì và có những gì; không biết vạn vật chung quanh mình; không biết mình từ đâu tới và khi hết duyên sống sẽ đi về đâu! Kính mong Đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng con và nhiều người được biết!
Như Lai trả lời:
- Này ông Kiều Trần Như, nếu các ông muốn biết và muốn nhiều người cùng biết, vạn vật xung quanh, Tánh Phật, thân và tánh người, sau khi con người hết duyên sống, sẽ đi về đâu, thì năm anh em ông và bốn người bạn đồng tu hãy cùng với Như Lai – tổng cộng là mười người – thành lập ra đạo Phật, để Như Lai chỉ dạy cho các ông và loài người! Trước tiên, giúp cho loài người được Giác ngộ; sau này, giúp cho loài người được Giải thoát ra ngoài thế giới Nhân luân Quả hồi, trở về Phật giới, thành Phật. Phật giới là nơi Mười phương Chư Phật sống, Như Lai muốn thành lập ra đạo Phật chỉ dạy về Giác ngộ và Giải thoát, thành Phật, thì phải có đủ mười người!
Năm anh em ông Kiều Trần Như và bốn người bạn đồng tu, đồng ý cùng với Như Lai thành lập ra đạo Phật.
Như Lai giải nghĩa từ đạo Phật:
- Đạo: Là đường đi;
- Phật: Là trùm khắp.
Có nghĩa là đường đi trùm khắp, để loài người ai muốn đi đường nào thì đi!
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Mật Chú tông (13.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tịnh Độ tông (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Đại thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Trung thừa (12.08.2020)
- Như Lai dạy Đạo Phật pháp môn Tiểu thừa (02.08.2020)
- Như Lai ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề, để kiểm tra lại năng lực của Người toàn năng toàn giác (02.08.2020)
- Như Lai được mẹ Ma Da sinh ra (27.07.2020)
- NGUỒN GỐC GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (21.07.2020)