Lượt xem:31797
NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH KHÔNG TỔ CHỨC TRUYỀN THIỀN?
***
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi là Nguyễn Đức Hải, cư ngụ tại Tổ 8, Khu 9, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, SĐT: 0977.342.036, xin hỏi Thiền tông gia 2 câu như sau:
Câu 1: Người tu theo Thiền tông muốn trở về Phật giới phải được truyền Bí Mật Thiền Tông. Vậy tại sao Thiền tông gia Đức Tịnh không tổ chức truyền Bí Mật Thiền Tông?
Câu 2: Trước đây chúng tôi có được đọc 10 cuốn sách nói về Thiền tông và có lập nên nhóm tu Thiền tông. Hàng tháng vào mỗi kỳ họp nhóm chúng tôi thường góp một số tiền tùy theo khả năng của từng người để mua sách Thiền tông của soạn giả Nguyễn Nhân để phát cho người có duyên, nếu không phát được sách chúng tôi gửi tiền vào chùa nhờ chùa giúp. Xin hỏi Thiền tông gia: Chúng tôi làm như vậy có được chút Công đức gì không?
Xin chân thành cám ơn Thiền tông gia !
***
Xin trả lời anh câu hỏi 1:
Hiện nay, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đã được công bố ra, đồng nghĩa, những chân thật nơi thế giới này và Công thức Giải thoát cũng đã được phổ biến ra, vì thế nên, người tu theo Đạo Phật Thiền Tông muốn trở về Phật giới, việc quan trọng nhất cần phải làm là tìm cách tạo ra được Nghiệp Công đức, không liên quan gì đến việc được truyền hay không được truyền Bí Mật Thiền Tông. Việc truyền Bí Mật Thiền Tông chỉ được phép thực hiện, khi đáp ứng được những quy định và có ý nghĩa như sau:
Một là, phải được chính quyền cho phép đăng ký sinh hoạt tôn giáo hoặc thành lập tổ chức tôn giáo!
Người phổ biến Thiền tông chỉ giải về Giác ngộ và Giải thoát và người tu theo Đạo Phật Thiền Tông để Giác ngộ và Giải thoát, phải thực hành đúng những quy luật của thế giới vật lý điện từ Âm Dương Luân hồi sanh ra Nhân quả, thì mới được gọi là Giác ngộ, hay còn gọi là hiểu biết và thực hành đúng quy luật của vật lý mới Giải thoát được, đồng nghĩa, làm việc gì cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Tổ chức phải đăng ký và được cấp có thẩm quyền cho phép, thì người đại diện tổ chức tôn giáo đó mới được phép tổ chức nghi lễ và thực hành nghi lễ truyền Bí Mật Thiền Tông. Tổ chức đăng ký sinh hoạt tôn giáo, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, mà người đại diện tổ chức tôn giáo đó tự ý tổ chức nghi lễ và thực hành nghi lễ truyền Bí Mật Thiền Tông, là chưa phù hợp với quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành.
Tổ chức được nhà nước cho phép, mới được phép tổ chức thực hiện nghi lễ: Cấp, truyền hoặc phong Thiền. Việc cấp, truyền hoặc phong Thiền có ý nghĩa như sau:
1. Tổ chức tôn giáo phải có: Giáo Lý - Giáo Luật - Lễ nghi; thực hành theo Giáo Lý, Giáo Luật và Lễ nghi đó.
2. Người đăng ký với tổ chức tôn giáo làm tín đồ của tổ chức tôn giáo đó, được tổ chức tôn giáo đó thực hiện nghi lễ: Cấp, truyền hoặc phong Thiền theo quy định của tôn giáo đó và trình danh sách người được cấp giấy, truyền Thiền hoặc phong Thiền về cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, hiện nay là Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Hai là, Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông để Giác ngộ và Giải thoát thành Phật, phải thật sự đạt được những tiêu chuẩn mà Đức Phật quy định cho Danh xưng đó, người đại diện của tổ chức Đạo Phật Thiền Tông kiểm duyệt và cấp giấy chứng nhận theo Danh xưng đó như sau: Giác ngộ “Yếu Chỉ Thiền Tông”, truyền “Bí Mật Thiền Tông” và phong “Thiền Tông Gia”. Tiêu chuẩn mà Đức Phật quy định cho từng Danh xưng như sau:
1. “Thiền Tông Gia”, là vị cư sỹ hay người bình thường rõ thông 9 Pháp môn Thiền của Đức Phật dạy, nhiệt tình tham gia phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, giúp nhiều người Giác ngộ và Giải thoát thành Phật.
2. “Phật Gia Thiền Tông”, là vị tu sỹ hay cư sỹ hoặc người bình thường rõ thông tất cả những lời dạy của Đức Phật.
3. “Phật Tử Thiền Tông”, là vị tu sỹ hay cư sỹ hoặc người bình thường hiểu căn bản của Đức Phật dạy về Đạo Phật Pháp môn Thiền tông.
Người chưa thật sự đạt được những tiêu chuẩn như trên, người đại diện tổ chức mà đứng ra tổ chức và thực hiện nghi lễ: Cấp, truyền hoặc phong Thiền, là chưa phù hợp với những tiêu chuẩn mà Đức Phật đã quy định, như vậy, người truyền và người được truyền sẽ dẫn tới như sau:
1. Người đại diện tổ chức được Đức Phật giao cho nhiệm vụ phổ biến Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, mà tổ chức và thực hiện nghi lễ: Cấp, truyền hoặc phong Thiền cho người chưa đạt được những tiêu chuẩn mà Đức Phật đã quy định, sẽ đẩy người được cấp, được truyền hoặc được phong Thiền, tới con đường hữu danh vô thực, Chấp Ngã sẽ tăng cao, rất khó để Giải thoát. Người đại diện tổ chức đứng ra thực hiện nghi lễ: Cấp, truyền hoặc phong Thiền cho người chưa đạt được, vô tình tước đoạt đi quyền được Giải thoát của người muốn Giải thoát thành Phật.
2. Người chưa đạt được những tiêu chuẩn mà Đức Phật đã quy định, mà được cấp, được truyền hoặc được phong Thiền, Chấp Ngã sẽ tăng cao dẫn tới:
a) Tưởng rằng, mình được truyền Bí Mật Thiền Tông là được Đức Phật gia hộ và chắc chắn được Đức Phật rước về Phật giới, do đó, không quan tâm đến việc tạo ra Nghiệp Công đức, vì vậy, không có Nghiệp Công đức, nên không Giải thoát được.
b) Chấp Ngã tăng cao: Tánh Ác sẽ phát triển, sống là một người Ác, sẽ không thành Phật được.
c) Chấp Ngã tăng cao, sẽ tạo ra Tần số ngang bằng với Tần số của loài Cô Hồn, vì vậy, loài Cô Hồn sẽ gá vào: Tranh giành hơn thua, làm thơ kệ và hô khẩu hiệu Giác ngộ Giải thoát, nhưng thực chất: Thơ kệ làm ra là của Cô Hồn, không hề Giác ngộ, không tạo ra được Nghiệp Công đức, nên không Giải thoát được. Khi hết duyên sống, phải ra ngoài đường làm Cô Hồn.
đ) Người chưa đạt được những tiêu chuẩn mà Đức Phật đã quy định, mà được cấp, được truyền hoặc được phong Thiền, nhưng không màng đến việc được cấp, được truyền hoặc được phong Thiền đó, tiếp tục dùng trí tuệ của mình để tư duy, xem xét xem đâu là lời dạy chân thật của Đức Phật và tìm cách tạo ra Nghiệp Công đức, mới Giải thoát thành Phật được.
Vì những quy định và nguyên lý trên, nên tôi chưa tổ chức thực hành nghi lễ truyền Bí Mật Thiền Tông và các nghi lễ khác.
Xin trả lời anh câu hỏi 2:
Câu hỏi này tôi không trả lời anh được, vì trước kia, khi tôi trả lời cho 09 Phật tử, tôi đã nói: Sau này, bất kỳ câu hỏi nào hỏi có nhắc đến soạn giả Nguyễn Nhân và Chùa Tân Diệu, tôi xin được không trả lời. Mong anh thông cảm cho tôi.
Xin chân thành cám ơn anh!
Trả lời ngày 25 tháng 12 năm 2020
Thiền tông gia Đức Tịnh
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật (18.01.2023)
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG? (26.04.2021)
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức? (02.04.2021)
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ (29.03.2021)
- HOA ƯU ĐÀM (21.02.2021)
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N (11.02.2021)
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ? (07.02.2021)
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (05.02.2021)
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ (30.01.2021)
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (24.01.2021)