Lượt xem:7735
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2021
KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY CÔNG BỐ BẢN QUYỀN
GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG
(23/02/2020 – 23/02/2021)
Kính thưa quý vị:
Vào ngày 26 tháng 12 năm 2019, Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp Bản quyền tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho ông Nguyễn Đức Tịnh, bút danh là: Thiền tông gia Đức Tịnh, là Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu: Tác phẩm: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, số: 8306/2019/QTG và những Bản quyền như sau:
- Số 8099/2019/QTG ngày 19/12/2019.
- Số 023/2020/QTG ngày 02/01/2020.
- Số 1071/2020/QTG ngày 21/02/2020.
- Số 1213/2020/QTG ngày 26/02/2020.
- Số 2753/2020/QTG ngày 20/05/2020.
Ngày 23 tháng 02 năm 2020, Thiền tông gia Đức Tịnh đã công bố Bản quyền tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
Căn cứ Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11:
“Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Hôm nay, ngày 23 tháng 02 năm 2021, là ngày tròn 1 năm Thiền tông gia Đức Tịnh công bố Bản quyền tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông. Một năm qua, Thiền tông gia Đức Tịnh và những người có Tâm lớn, đã tặng tổng cộng 48.767 bản sao tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và tác phẩm 5 Cấu trúc và Công thức Giải thoát thành Phật tới quý Độc giả và quý Phật tử trong nước và nước ngoài, muốn tìm hiểu về Giác ngộ và Giải thoát mà Đức Phật Thích Ca Văn đã chỉ dạy:
Giác ngộ, là hiểu biết từ vô hình đến hữu hình một cách chân thật;
Giải thoát, là tìm đường thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới, trở về Phật giới, thành Phật.
Đức Phật Thích Ca Văn mới sinh ra, Ngài đã bước chân đi trên “7 bông hoa Sen”, tay phải chỉ trời tay trái chỉ đất và tuyên bố: “Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã, độc Tôn”:
I. Bước chân trên 7 bông hoa Sen:
a) Bông Sen 1 đến bông Sen 4:
“1. Sanh - 2. Lão - 3. Bệnh - 4. Tử”, Đức Phật muốn nhắc nhở cho loài Người, khi đã sống ở nơi thế giới vật lý điện từ Âm Dương này, thì phải sống và chịu theo quy luật: “Sanh - Lão - Bệnh - Tử”, không ai sống ngoài quy luật này được, kể cả người Toàn năng Toàn giác như Đức Phật.
b) Từ bông Sen 5 đến bông Sen 7:
“5. Tu tập - 6. Giác ngộ - 7. Giải thoát”, Đức Phật có nhiệm vụ chỉ dạy cho những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người muốn thoát ra ngoài: Sanh - Lão - Bệnh - Tử, thì phải: “Tu tập”, tức học và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”, để “Giác ngộ” và tìm cách tạo cho được Nghiệp Công đức để “Giải thoát”, tức trở về quê xưa của mỗi Tánh Phật, là Phật giới và mang một Kim Thân Phật.
II. “Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã, độc Tôn”:
1. “Thiên thượng”: Là trên Trời, tức 3 Bầu Hoàn đạo, gồm:
a) Bầu Hoàn đạo 2: Gồm 3 cõi Trời:
- Trời Tứ Thiên Vương.
- Cõi Trời Dục Giới.
- Trời Thượng Đế, cũng gọi là Trời Ngọc Hoàng.
b) Bầu Hoàn đạo 3: Gồm 2 cõi Trời:
- Cõi Trời Hữu Sắc.
- Nước Cực Lạc.
c) Bầu Hoàn đạo 4: Gồm 1 cõi Trời:
- Cõi Trời Vô Sắc.
2. “Thiên hạ”: Là ở Trái đất này.
3. “Duy Ngã”: Thân và tánh Người gộp chung gọi là Ta = Ngã.
4. “Độc Tôn”: Là trên tất cả, tức làm được tất cả.
Có nghĩa: Trên Trời, dưới đất, duy nhất chỉ có con người mới làm được tất cả, không cầu xin được ai ở thế giới vô hình, kể cả Đức Phật. Đức Phật cũng đã dạy rõ: Ta là người Toàn năng Toàn giác, nhưng không có quyền ban ơn hay giáng họa cho ai, tất cả là do con người tự tạo Nghiệp với nhau, để dắt nhau đi hưởng hoặc đi trả quả, vì đây là thế giới của Nhân quả Luân hồi, gieo Nhân nào thì gặt quả đó! Đức Phật là người Toàn năng Toàn giác, mà không ban ơn được cho ai, thì ai có thể làm được điều này? Khi con người gặp khó khăn hay khổ đau, có rất ít người, tìm nguyên nhân dẫn tới khó khăn và nguyên nhân dẫn tới khổ đau, để tìm cách giải quyết; còn lại đa số người không tìm nguyên nhân dẫn đến khó khăn và nguyên nhân dẫn tới khổ đau, để tìm cách giải quyết, mà tưởng tượng ra là có người ban ơn và giáng họa cho mình, liền tìm tới những nơi thờ tự, tín ngưỡng để cầu xin những người như sau:
Một là, Đức Phật.
Hai là, Ông Trời.
Ba là, Thần Thánh.
Bốn là, Cô Hồn.
V.v…
Thiền tông gia Đức Tịnh xin đưa ra 2 ví dụ chứng minh về việc cầu xin Phật, Trời,… để được ban ơn, ban phước, ban cho gia đình hạnh phúc, hay ban cho quốc thái dân an, là không có cơ sở, như sau:
Một là, Đức Phật: Phật thì phải ở Phật giới và mang 1 Kim Thân Phật. Kim Thân Phật được hình thành từ Nghiệp Công đức và được duy trì bởi điện từ Quang nơi Phật giới, không về thế giới điện từ Âm Dương được và không can thiệp được vào Nhân quả của loài người!
Hai là, Ông Trời: Ông Trời thì phải ở Hành tinh cõi Trời. Hành tinh cõi Trời cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, có tần số điện từ Âm Dương khác nhau. Hành tinh cõi Trời càng gần Mặt trời, thì tần số điện từ Âm Dương càng nặng, càng xa Mặt trời, thì càng nhẹ như:
1. Bầu Hoàn đạo 2: Cõi Trời Dục Giới.
2. Bầu Hoàn đạo 3: Cõi Trời Hữu Sắc.
3. Bầu Hoàn đạo 4: Cõi Trời Vô Sắc.
Ông Trời không về Trái đất nơi loài người đang sống được, vì tần số điện từ Âm Dương của Hành tinh cõi Trời, nơi loài Trời đang sống, còn gọi là Ông Trời, khác với tần số điện từ Âm Dương của Trái đất, nơi loài người đang sống, giống như loài người, không xuống sống với loài cá được, vì không khí và nước khác nhau.
Tất cả là do con người:
1. Muốn bản thân mình có sức khỏe tốt, thì ăn uống điều độ và duy trì tập luyện thể thao.
2. Muốn gia đình hạnh phúc, thì làm ăn và chăm lo cho gia đình.
3. Muốn xã hội, đất nước được tốt đẹp, thì chung tay xây dựng Tổ quốc và tuân thủ những quy định của pháp luật.
4. Muốn Giác ngộ và Giải thoát, thì học và thực hành đúng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông.
Đức Phật để lại Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho chúng ta, chỉ dạy về Giác ngộ và Giải thoát, nếu chúng ta học và thực hành đúng Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, chúng ta sẽ có kết quả tốt cho bản thân, gia đình và xã hội. Thiền tông gia Đức Tịnh muốn truyền đạt tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn chỉ dạy về Giác ngộ và Giải thoát tới quý Độc giả và quý Phật tử, để quý Độc giả và quý Phật tử hiểu biết rõ những chân thật nơi thế giới này, xóa đi những mê tín dị đoan, để bản thân, gia đình và xã hội được tốt đẹp hơn. Thiền tông gia Đức Tịnh truyền đạt tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông bằng cách, tặng sách và sử dụng nhiều phương tiện khác để truyền đạt Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đúng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; đồng thời, trả lời những câu hỏi của quý Độc giả và quý Phật tử thắc mắc gửi về hỏi liên quan đến tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và đăng tải lên 2 website, cũng như đăng tải lên kênh Youtube Đạo Phật Thiền Tông và không nhận tiền hay quà của bất kỳ ai.
Hai website của Thiền tông gia Đức Tịnh dùng để truyền đạt tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, trung bình có trên 6.000 lượt truy cập mỗi ngày, tổng lượng truy cập đến ngày hôm nay của 2 website là hơn 4,6 triệu lượt. Kênh youtube Đạo Phật Thiền Tông, cũng có nhiều ngàn lượt đăng ký theo dõi và hàng chục ngàn lượt xem.
Nhân dịp kỷ niệm ngày tròn 1 năm Thiền tông gia Đức Tịnh công bố Bản quyền tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, xin gửi lời cảm ơn tới Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã cấp Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông và nhiều những bản quyền khác cho ông Nguyễn Đức Tịnh, bút danh là: Thiền tông gia Đức Tịnh, để Thiền tông gia Đức Tịnh được truyền đạt tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Văn dạy về Giác ngộ và Giải thoát, đúng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, giúp cho quý Độc giả và quý Phật tử được hiểu biết những chân thật nơi thế giới này, mà Đức Phật Thích Ca Văn đã chỉ dạy. Nhân dịp năm mới, Thiền tông gia Đức Tịnh xin chúc Lãnh đạo Cục, các phòng ban và các chuyên viên của Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm mới dồi dào sức khỏe, để hoàn thành tốt công việc mà Nhà nước đã giao phó, giúp bảo hộ những bản quyền tác giả, phát minh và sáng chế của người Việt Nam chúng ta. Thiền tông gia Đức Tịnh cũng xin chúc quý Độc giả, quý Phật tử và toàn thể quý vị, năm mới dồi dào sức khỏe, trí tuệ sáng suốt, để chăm lo cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì khi chúng ta có sức khỏe, chúng ta mơ ước và làm được rất nhiều việc cho bản thân, gia đình và xã hội. Khi chúng ta không có sức khỏe, chúng ta chỉ mơ ước có được sức khỏe!
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Ngày 23 tháng 02 năm 2021
Thiền tông gia Đức Tịnh
https://aseco.com.vn/giay-si-quan/
- THÔNG BÁO (V/v: Đã tặng 60 ngàn xuất bản phẩm tái bản “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”) (08.12.2022)
- Đã tặng 45.000 cuốn sách Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (19.10.2022)
- THÔNG BÁO TẶNG XUẤT BẢN PHẨM GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG (25.08.2022)
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02.06.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH ĐỂ GIỚI THIỆU VÀ TRUYỀN ĐẠT TÁC PHẨM “GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG” (23.04.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH (24.03.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG NHẬN QUÀ (25.01.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM DỪNG TẶNG SÁCH CHO QUÝ ĐỘC GIẢ VÀ QUÝ PHẬT TỬ Ở NƯỚC NGOÀI (19.01.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH VÀ GIẢI ĐÁP CÂU HỎI (17.01.2021)
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẶNG SÁCH (08.01.2021)