Lượt xem:71673
Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh!
Tôi là Đinh Văn Ba, Cư ngụ tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0902.951.606 xin hỏi Thiền Tông Gia Đức Tịnh 02 câu như sau, chân thành cảm ơn:
Câu hỏi 1:
Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông chương XI có nói tới 9 loại Thiền, cho tôi hỏi thành tựu của 9 loại Thiền này như thế nào?
- Chánh Thiền.
- Tà Thiền.
- Phàm phu Thiền.
- Nội Thiền.
- Ngoại Thiền.
- Tiểu thừa Thiền.
- Đại thừa Thiền.
- Tối thượng thừa Thiền.
- “Như Lai Thanh tịnh Thiền”, cũng gọi là Thiền tông.
Xin trả lời anh câu 1:
Thành tựu của 9 loại Thiền nêu trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông như sau:
Loại Thiền thứ nhất là: “Như Lai Thanh tịnh Thiền”, cũng gọi Thiền tông hay Đạo Phật Thiền Tông:
Học thuộc và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông” để Giác ngộ, tức hiểu biết thật rõ 13 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp Phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp Phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Ác đức phải đi trả ở những nơi đâu?
12. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
13. Thực hành đúng Nhất Tự Thiền!
V.v...
Khi học thuộc và rõ thông 13 phần nói trên, tìm cách giúp nhiều người khác hiểu và rõ thông như mình, được gọi là “Giác ngộ và thực hành để tạo ra Nghiệp Công đức sáng”, mang khối Nghiệp Công đức tạo được trở về Phật giới, gọi là “Giải thoát thành Phật”.
Loại Thiền thứ hai là: Tối thượng thừa Thiền: Dụng công ngồi Thiền, hiểu và biết tất cả các loại Thiền còn nằm trong vật lý.
Loại Thiền thứ ba là: Tiểu thừa Thiền: Dụng công ngồi Thiền Quán và Tưởng 1 trong 37 Pháp quán trợ đạo.
Loại Thiền thứ tư là: Đại thừa Thiền: Dụng công ngồi Thiền, để tư duy, tìm hiểu những hữu dụng trong Hệ mặt trời và vật chất.
Loại Thiền thứ năm là: Chánh Thiền: Dụng công ngồi các loại Thiền có thành tựu trong quy luật của vật lý.
Loại Thiền thứ sáu là: Nội Thiền: Dụng công ngồi Thiền điều thân cho cơ thể khỏe mạnh.
Loại Thiền thứ bảy là: Ngoại Thiền: Dụng công ngồi Thiền để thấy những hiện tượng lạ ở bên ngoài.
Loại Thiền thứ tám là: Phàm phu Thiền: Dụng công ngồi Thiền cho khỏe và thấy những hiện tượng bên ngoài, gọi là có chứng có đắc.
Loại Thiền thứ chín là: Tà Thiền: Dụng công ngồi Thiền phát ra linh thiêng, để đi hại người.
Câu hỏi 2:
Kính thưa Thiền tông Gia, tôi có đọc quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông của Thiền tông Gia thấy rất hay, tôi muốn tặng cho người khác, nhưng chưa thấy Thiền tông Gia xin phép xuất bản, làm như thế nào để tôi tặng cho người khác mà không vi phạm pháp luật? Xin chân thành cám ơn.
Xin trả lời anh câu 1:
Vào ngày 26 tháng 12 năm 2019, CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH đã cấp Bản quyền Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông cho ông Nguyễn Đức Tịnh, bút danh là: Thiền tông Gia Đức Tịnh, là Tác giả đồng thời là Chủ sở hữu: Tác phẩm: Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, số: 8306/2019/QTG.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, quy định một số điều như sau:
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;”
Có nghĩa, tôi là Chủ sở hữu tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, có quyền được Sao chép tác phẩm và Phân phối bản sao tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông để truyền đạt tác phẩm đến công chúng, vì vậy, sách Giáo Lý do tôi sao chép và phân phối ra để truyền đạt tác phẩm, không kinh doanh và không bán, là hợp pháp và đúng theo luật hiện hành. Do đó, tôi không xin phép xuất bản, vì vậy, anh muốn tặng ai cứ liên hệ với chúng tôi, chúng tôi giúp anh tặng, sẽ không vi phạm pháp luật.
Thiền tông Gia Đức tịnh
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĂN CẮP GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG VÀ NHỮNG CÂU GIẢI ĐÁP ĐỂ GIẢI ĐÁP CHO NGƯ (20.01.2021)
- TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ (12.01.2021)
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN” (09.01.2021)
- VÔ NGÃ LÀ GÌ? TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ? NGƯỜI ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH (03.01.2021)
- TRÁI ĐẤT THEO QUY TRÌNH “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT”, CÁC CÕI TRỜI CÓ “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT” VÀ (30.12.2020)
- NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨ (25.12.2020)
- NHỮNG VIỆC TẠO RA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐÃ LÀM HẾT RỒI, CHÚNG TÔI MUỐN TẠO CÔNG ĐỨ (19.12.2020)
- TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ (12.12.2020)
- XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON (09.12.2020)
- NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI (29.11.2020)