Lượt xem:32792
Anh Trần Hoài Nam. Cư ngụ tại 117 đường 2, Phường Phước Bình, Quận 9, TP.HCM, SĐT: 0909.146.277, hỏi 1 câu:
***
Câu hỏi 1:
Kính gửi Thiền Gia, tôi có một thắc mắc rất mong Thiền Gia giải giúp. Xin cám ơn Thiền Gia.
Trong vòng hoàng đạo 1 có 6 trái đất. Vậy tại sao khoa học ngày nay rất phát triển có thể nhìn thấy được các hành tinh vật tư ở rất xa vài ngàn năm ánh sáng..., thậm chí còn nhìn được cả lỗ đen vũ trụ, trong khi đó 5 hành tinh còn lại trong cùng một bầu hoàn đạo và quỹ đạo so ra là rất gần mà sao khoa học không nhìn thấy.
Tôi có thắc mắc như trên rất mong Thiền Gia giải đáp giúp.
Tôi xin hỏi thêm, sắp tới hết dịch Covid-19 Thiền Gia có giải đáp trực tiếp kg? Có tổ chức sinh hoạt ngày chủ Nhật không?
Xin trả lời anh câu hỏi 1:
Một là, theo khoa học hiện nay đã chứng minh:
- Chu vi của Trái Đất đo theo đường xích đạo vào khoảng: 40.070km.
- Chuyển động tự quay của Trái Đất là khoảng 1.670 km/h, tuy nhiên ở những vĩ độ khác thì chuyển động chậm hơn, nếu chúng ta di chuyển lên vĩ độ 45 độ (Cực Bắc hoặc Cực Nam), thì tốc độ chuyển động chỉ còn khoảng 1.180 km/h, càng di chuyển về hướng (Cực Bắc hoặc Cực Nam), thì tốc độ càng giảm.
- Trái Đất tự quay quanh trục và quay đảo quanh Mặt Trời 365 ngày 6 giờ tạo ra Xuân - Hạ - Thu - Đông và được chia làm 4 mùa trong năm.
- Đường kính của Mặt Trời lớn gấp 109 lần đường kính Trái Đất.
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.597.870 km.
- Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày.
- Trái Đất quay, được gây ra chủ yếu bởi mô men xoắn từ lực hấp dẫn của Mặt Trời.
- Trái đất quay quanh quỹ đạo hình elip, do vậy, Trái đất chuyển động nhanh hơn khi tiến đến gần Mặt Trời và chuyển động chậm dần khi đi xa Mặt Trời.
Hai là, theo Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông:
Một Tam giới, tức một Hệ mặt trời:
- Vận hành của một Tam giới, tức một Hệ mặt trời là do điện từ Âm Dương.
- Mặt trời phát ra điện từ Dương, gọi là ngày.
- Vòng bảo vệ đặc biệt phía trong của Tam giới phát ra điện từ Âm, gọi là đêm.
- Điện từ Dương có công năng đẩy ra.
- Điện từ Âm có công năng hút vào.
Điện từ Âm Dương hút vào đẩy ra tạo thành những Bầu tròn Hoàn Đạo, hay còn gọi là quỹ đạo bay riêng của những Hành tinh có sự sống và những Hành tinh vật tư, điển hình là 45 Hành tinh có sự sống, trong đó Bầu tròn Hoàn Đạo 1 có 6 Hành tinh, hay còn gọi là Trái đất có sự sống, ngoài Trái đất chúng ta đang sinh sống, còn có 5 Trái đất giống như Trái đất mà chúng ta đang sống.
Sáu Trái đất tự quay quanh trục, quay theo Bầu tròn hoàn Đạo 1, quay đảo quanh Mặt trời 365 ngày 6 giờ và quay theo 8 phương 4 hướng, tức quay lên trên Bầu tròn hoàn Đạo 1, tức phía trên Mặt trời và quay xuống phía dưới Bầu tròn hoàn Đạo 1, tức phía dưới Mặt trời:
- Khi Trái đất quay lên phía trên Bầu tròn hoàn Đạo, tức phía trên Mặt trời, Trái đất quay chậm dần và tiến ra xa Mặt Trời hơn.
- Khi Trái đất quay xuống phía dưới Bầu tròn hoàn Đạo, tức phía dưới Mặt Trời, Trái đất quay tiến gần lại Mặt Trời hơn và quay nhanh hơn.
Sáu Trái đất tuần tự quay quanh Bầu tròn hoàn Đạo 1, tức quay quanh Mặt trời, theo khoảng cách là 60 ngày, có nghĩa: Trái đất đầu tiên ở điểm A, 60 ngày sau, Trái đất kế tiếp lại quay tới điểm A và tuần tự những Trái đất còn lại cũng quay như vậy! Vì thế nên, muốn nhìn được 5 Trái đất còn lại thì các nhà khoa học phải thực hiện được như sau:
1. Phải chế ra loại thiết bị nhìn xuyên qua được mặt trời.
2. Phải chế ra được thiết bị bay và bay ra khỏi Bầu tròn Hoàn Đạo 1 và đứng yên ở một vị trí gọi là điểm A, 60 ngày, 60 ngày sau Trái đất kế tiếp sẽ quay tới điểm A.
Kính Thiên văn hoặc kính Thiên văn phản xạ cũng chỉ nhìn được xa, không nhìn xuyên được qua Mặt trời, do đó không nhìn thấy Trái đất kế tiếp được.
Xin trả lời Ý hỏi thêm: Tôi đang xin phép chính quyền địa phương Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 16 và Điều 17 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo số 02/2016/QH14. Nếu được cho phép sinh hoạt, tôi sẽ giải đáp trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật. Còn hiện tại, tôi đang trả lời các câu hỏi của quý vị hỏi về nội dung Tác phẩm Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông theo đúng quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, là được Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- Đề Nghị Thiền Tông Gia Đức Tịnh Tranh Luận Với Soạn Giả Nguyễn Nhân (01.06.2020)
- Một Tay Đồ Tể Buông Đao Tạo Công Đức Thành Phật (25.05.2020)
- Hỏi về Chín loại Thiền và làm sao để tặng Giáo Lý cho người khác mà không vi phạm pháp luật (25.05.2020)
- Hoa Tiêu Vị Thần Hỏi Trung Ấm Thân và Hô Buông (25.05.2020)
- Về Phật Giới Thành Phật Rồi Còn Tạo Công Đức Được Nữa Không (25.05.2020)
- Bị Chửi Sao Không Thấy Phản Ứng Gì (22.05.2020)
- Thực Hành Như Thế Nào Cho Đúng Nhất Tự Thiền (16.05.2020)
- Trả Lời Thiền Tông Cho Người Hỏi Bị Đứng Hình (15.05.2020)
- Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và Hình Tượng Người Mù Sờ Voi (13.05.2020)
- chưa phải là công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, có phải như vậy không (09.05.2020)