Lượt xem:33083
Cô Đỗ Phạm Thị Dung, sinh năm 1945, địa chỉ: Khu 2, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, số điện thoại: 0982.714.617, hỏi:
HOA ƯU ĐÀM
Kính thưa Thiền tông gia Đức Tịnh!
Tôi đọc trong kinh thấy Đức Phật có nói tới hoa Ưu Đàm, vậy hoa Ưu Đàm là hoa gì và có ý nghĩa như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Thiền tông gia Đức Tịnh trả lời:
Trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn và nhiều những kinh khác, Đức Phật đều nói tới hoa Ưu Đàm như sau:
- Này đại chúng! Phật ra đời rất khó gặp khó thấy như hoa Ưu Đàm.
- Hoa Ưu Đàm 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn.
- Khi hoa Ưu Đàm nở và được trồng trên Đá, Đồng, Gỗ, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào như: Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Đạo giáo hay Ấn Độ giáo, muốn thấy hoa Ưu Đàm đều thấy được!
Vậy hoa Ưu Đàm là hoa gì mà 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn?
Hoa Ưu Đàm:
- “Ưu”, là quý, sáng;
- “Đàm”, là mây dầy đặc;
Có nghĩa, hoa quý, sáng trong mây dầy đặc.
Hoa gì mà quý, sáng trong mây dầy đặc, 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn?
- Đó là, cành Hoa Sen trong tay Đức Phật, Đức Phật đưa lên để kiểm Thiền trước 1.250 người nơi Pháp hội trên mặt bằng rộng lớn của núi Linh Thứu!
Tại sao lại 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn?
Loài người sống trên Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi, theo quy trình: Thành - Trụ - Hoại - Diệt. 10 ngàn năm, sự sống của loài người bị chính loài người hủy diệt 1 lần, được chia ra làm 3 thời kỳ như sau:
Một là, thời kỳ Đồ đá kéo dài 4 ngàn năm;
Hai là, thời kỳ Đồ đồng kéo dài 3 ngàn năm;
Ba là, thời kỳ Nguyên tử và Điện tử kéo dài 3 ngàn năm.
Cứ 10 ngàn năm 1 vị Phật ra đời và dạy đạo vào cuối thời kỳ Đồ đồng, là thời kỳ của 7 ngàn năm và kết thúc sau 3 ngàn năm, vào cuối thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, cũng là lúc loài người tự hủy diệt nhau.
Đức Phật Thích Ca Văn cũng như bao nhiêu vị Phật khác, khi ra đời và dạy đạo vào cuối thời kỳ Đồ đồng, là thời kỳ của 7 ngàn năm và tuần tự chỉ dạy 6 Pháp môn tu: 5 Pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi của vật lý; 1 Pháp môn học và thực hành, để thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của vật lý, trở về Phật giới, thành Phật, gọi là Giải thoát, thành Phật.
Những năm sau cùng của cuộc đời, Đức Phật Thích Ca Văn tuyên dạy Pháp môn thứ 6, “Như Lai Thanh tịnh Thiền”, ở trên mặt bằng rộng lớn của núi Linh Thứu, nơi Pháp hội lúc đó có trên 7.000 người.
Đức Phật tuyên dạy: Nơi chúng ta đang sống được gọi là Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả, do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi. Trái đất Luân hồi mới tồn tại được, trên bề mặt của Trái đất có lớp Đất Nhân quả, vì thế nên, gọi là Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả. Con người và vạn vật sống nơi Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả này, thì phải sống theo quy luật Nhân quả của Trái đất, không người nào, không động vật hay thực vật nào sống ngoài Nhân quả này được, kể cả người Toàn năng Toàn giác như Như Lai. Trong mỗi con người đều có Tánh Phật. Tánh Phật tự nhiên có cái “Ý”. Trong mỗi cái Ý tự nhiên có 4 thứ, gồm:
- Có cái tự nhiên Thấy, gọi là “Hằng Thấy”.
- Có cái tự nhiên Nghe, gọi là “Hằng Nghe”.
- Có cái tự nhiên Rung động, muốn phát ra tiếng, tự nhiên có tiếng, gọi là “Hằng Pháp”, tức tiếng nói.
- Có cái tự nhiên Biết, gọi là “Hằng Tri”.
Bốn thứ này gọi là sự sống của cái Ý.
Cái Ý này được điện từ Quang trong Phật giới bao bọc lại gọi là “Tánh của Ý”, hay còn gọi là “Tánh Phật”.
Tánh Phật, từ Phật giới vào thế giới loài người, mượn Thân và tánh Người để tạo ra Nghiệp Công đức, đem khối Nghiệp Công đức tạo ra được, trở về Phật giới. Điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào khối Nghiệp Công đức, liền định hình ra một “Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh”, từ trong Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh đó, một “Kim Thân Phật” được sanh ra. Tánh Phật ẩn vào Kim Thân Phật đó, thành là một vị Phật Toàn năng Toàn giác. Vì vậy, các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, các Ưu bà tắc và Ưu bà di, muốn thoát ra ngoài Trái đất Luân hồi sanh ra Nhân quả này, để trở về Phật giới, thành Phật, thì phải tìm cách tạo ra Nghiệp Công đức và học Công thức trở về Phật giới, nơi mà Chư Phật đang sống trong Niết Bàn Bảo Sở và phải bỏ không tu 5 Pháp môn mà trước kia Như Lai đã chỉ dạy. “Niết Bàn Bảo Sở” là Niết Bàn vĩnh viễn, không như Niết Bàn Tịch Tĩnh, hay còn gọi là Niết Bàn Hóa Thành, tức Niết Bàn do ép Thân và tánh Người mới có được, mà Như Lai đã chỉ dạy cho hàng “Thinh Văn”.
Đức Phật tuyên dạy tới đây, trên 7.000 người trong Pháp hội liền đứng lên và bỏ đi trên 6.000 người, còn lại 1.250 người ở lại. Tỳ kheo Xá Lợi Phất liền hỏi Đức Phật: Hôm nay Thế Tôn có bị ma Ba Tuần ám không?
Đức Phật không trả lời Tỳ kheo Xá Lợi Phất!
Đức Phật liền lấy cành Hoa Sen đưa lên phía trước, đưa qua phải và đưa qua trái, tất cả mọi người trong Pháp hội đều ngơ ngác, riêng chỉ có Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp thấy Đức Phật đưa cành Hoa Sen lên, liền mỉm miệng cười. Đức Phật hỏi Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp:
- Tất cả những người còn ở lại trong Pháp hội, không cười, sao ông lại cười?
Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp trình thưa:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ Đức Thế Tôn tay cầm cành Hoa Sen đưa lên, nên con đã nhận ra Tánh Thấy chân thật rõ ràng của con, nên con mỉm cười.
Đức Phật hỏi Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp:
- Ông thấy như thế nào?
Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp không trả lời thấy như thế nào, mà trình thưa bằng bài kệ 44 câu như sau:
Sen xuân nở tại Linh Sơn
Thiền hoa thanh tịnh ơn trên Phật Đà
Ý Phật con đã nhận ra
Tánh Thấy, ý thấy, được qua Luân hồi.
Bao năm khổ hạnh con thôi
Sống với tánh Thấy, Luân hồi màng chi
Hoa sen con nhận tức thì
Niết bàn thanh tịnh tìm chi mệt người.
Phật ôi, Con đã ngộ rồi
Thấy trong thanh tịnh, là nơi quê nhà
Phật tánh, con đã nhận ra
Khi thấy, Ý thấy vượt xa muôn trùng.
Tánh Thấy hết sức lạ lùng
Muôn đời ngàn kiếp, lạ lùng mới hay
Thiền Thanh Đức Phật chỉ bày
Hôm nay thật sự, nhận ngay Tánh mình.
Nhận được, con chỉ lặng thinh
Nở ra nụ cười vui lắm Phật ôi
Trước kia, Phật dạy con "Thôi"
Mà thôi không được, Luân hồi con đi.
Hoa sen con thấy tức thì
Tự nhiên dứt hết, không chi nói lời
Nụ cười thay thế chữ "Thôi"
Để trình Đức Phật, đôi môi thay lời.
Linh Sơn, con đã rõ lời
Thiền Thanh con biết, Luân hồi dứt ngay
Trước huynh đệ, con trình bày
Môn Thiền Thanh tịnh, khó ai nhận liền.
Mấy ngàn người bỏ tu riêng
Dụng công tìm kiếm khắp miền sơn lâm
Nhờ con lặng lẽ âm thầm
Bất ngờ nhận được, không lầm chuyển luân.
Hôm nay, thật sự con mừng
Mừng vì sinh tử đã dừng với con
Linh Sơn con quyết lòng son
Giữ môn thiền học thường còn thế gian.
Hễ ai muốn hết gian nan
Chỉ cần Thanh tịnh, mới sang quê nhà
Lòng con xin nói hết ra
Cám ơn Đức Phật, con xa Luân hồi.
Thiền Thanh kỳ diệu Phật ôi!
Chỉ cần Thanh tịnh, Luân hồi bỏ con
Con nay kính nguyện lòng son
Truyền môn thiền học, được còn mai sau.
Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp trình Đức Phật 44 câu kệ xong, Đức Phật liền nói:
- Này các vị Tỳ kheo và đại chúng, hôm nay Như Lai kiểm Thiền Thanh tịnh bằng cành hoa sen, 1.250 người, duy nhất chỉ có Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp nhận ra được Chánh pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm. Đây là Pháp môn Như Lai chỉ dạy cho những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này, muốn trở về Phật giới. 15 ngày sau, Như Lai sẽ làm lễ truyền Thiền Thanh tịnh này cho Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền tông đời thứ nhất thay Như Lai chỉ dạy sau khi Như Lai diệt độ. Khi Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp sắp tịch diệt, hãy truyền Pháp môn Thanh tịnh Thiền này lại cho Thị giả A Nan Đà làm Tổ sư Thiền tông đời thứ 2 và phải đổi tên Pháp môn Thanh tịnh Thiền này, là “Thiền tông”, vì nó được biệt truyền theo tông dòng Thiền riêng. Tới thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, người có Tâm – Tài – Lực sẽ công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông ra, Pháp môn Thiền tông này phải đổi tên là “Đạo Phật Pháp môn Thiền tông”. Vì Pháp môn này, Như Lai chỉ dạy những chân thật nơi thế gian này, mà thế gian vào thời kỳ này, không dạy những chân thật này ngay được, vì văn minh loài người còn rất thấp, người học không hiểu, người dạy không chứng minh được, vì vậy, Như Lai phải tuần tự chỉ dạy theo 3 thời kỳ khác nhau, do đó, tên Pháp môn cũng phải đổi khác theo từng thời kỳ, cho đúng với những gì Như Lai muốn chỉ dạy nơi thế giới này:
1. Thời kỳ Đồ đồng Như Lai tuyên dạy trong ẩn dụ, Như Lai gọi Pháp môn này là “Như Lai Thanh tịnh Thiền”.
2. Thời kỳ Đồ đồng Như Lai cho viết ra thành gói kệ Huyền Ký và biệt truyền theo dòng Thiền tông, phải đổi tên là “Thiền tông”. Tới thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, Như Lai giao cho người có Tâm lớn, phổ biến và công bố Huyền Ký ra:
- “Huyền”, là huyền bí;
- “Ký”, là chữ viết;
Có nghĩa, thời kỳ Đồ đồng Như Lai cho viết ra thành gói kệ Huyền Ký và biệt truyền theo dòng Thiền tông. Tới thời kỳ Nguyên tử và Điện tử, Như Lai giao cho người có Tâm lớn, phổ biến và công bố Huyền Ký ra bằng nhiều diệu thuật, tức còn nằm trong huyền bí!
3. Sau thời kỳ công bố Huyền Ký, Như Lai chỉ dạy cho người có Tâm – Tài – Lực công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông ra, chỉ dạy những chân thật nơi thế giới này và phải đổi tên là “Đạo Phật Pháp môn Thiền tông”. Vì Như Lai dạy, nên Như Lai gọi là “Giáo ngoại Biệt truyền”, tức dạy ngoài Biệt truyền. Người có Tâm – Tài – Lực nhận được, sẽ tự biết hoàn thiện, công bố và phổ biến Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông, vì thế nên, Như Lai gọi là “Kinh Vô tự”. Kinh Vô tự là Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông:
- “Giáo”, là Lời dạy;
- “Lý”, là Lý luận chân thật, để người học hiểu được những chân thật nơi thế giới này.
Tức Lý chân thật.
- “Đạo”, là Đường đi;
- “Phật”, là Trùm khắp.
Tức Đường đi trùm khắp.
- “Thiền Tông”, là Tông dòng Thiền riêng.
Thị giả A Nan Đà trịch vai áo bên phải, trình thưa Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, sư huynh Ma Ha Ca Diếp sắp tịch diệt, sẽ truyền Tổ vị cho đệ và phải đổi tên Pháp môn Thanh tịnh Thiền, là “Thiền tông”, vậy Tôn tượng của Đức Thế Tôn phải thể hiện như thế nào cho đúng với Pháp môn này?
Đức Phật dạy Thị giả A Nan Đà: Sau khi Như Lai diệt độ, Tôn tượng Như Lai thể hiện cho Pháp môn này như sau:
1. Thân ngồi trên Đài Sen tư thế Kiết già.
2. Tay trái thả lỏng, đặt úp trên đầu gối trái, thể hiện Buông.
3. Tay phải cầm cành Hoa Sen đưa lên kiểm Thiền. Cành Hoa Sen này Như Lai đã dạy ẩn ý trong kinh vật lý, là hoa Ưu Đàm. Hoa Ưu Đàm là hoa quý và sáng trong mây dầy đặc, 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn! Hôm nay Như Lai tuyên dạy Pháp môn này và kiểm Thiền bằng cành Hoa Sen. Cành Hoa Sen trong tay Như Lai, là hoa Ưu Đàm:
“Ưu”, là quý, sáng:
- Quý, vì 10 ngàn năm mới có 1 vị Phật ra đời để chỉ đường cho những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này, muốn trở về Phật giới;
- Sáng, vì 10 ngàn năm mới có 1 vị Phật ra đời để chỉ cho những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người sợ Luân hồi nơi Trái đất và Tam giới này, cách tạo ra Nghiệp Công đức, để trở về Phật giới;
“Đàm”, là mây dầy đặc:
- Tánh Phật vào thế giới loài người mượn Thân và tánh Người để tạo ra Nghiệp Công đức, nhưng bị 3 thứ như mây dày đặc che phủ, nên không biết cách tạo ra Nghiệp Công đức và không biết đường trở về Phật giới:
Một là, Tử cung của người mẹ, có hai công dụng sau:
1. Cung chết, hay còn gọi là cung quên: Tánh Phật vào trong tử cung của người mẹ và ngủ trong tử cung của người mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, nên quên hết.
2. Cung con, là nơi sanh ra 1 con người.
Hai là, Tánh Người cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 16 thứ, gồm: 1- Thọ. 2- Tưởng. 3- Hành. 4- Thức. 5- Tài. 6- Sắc. 7- Danh. 8- Thực. 9- Thùy. 10- Tham. 11- Sân. 12- Si. 13- Mạn. 14- Nghi. 15- Ác. 16- Kiến.
Trong 16 thứ tánh Người, có 4 thứ tánh mà con người thích sử dụng nhất:
- Một là, Tưởng.
- Hai là, Tham.
- Ba là, Ác.
- Bốn là, Kiến chấp.
Do đó, Tánh Phật phải phục vụ cho Thân và tánh Người mãi.
Ba là, 84 ngàn bong bóng ảo liên tục Luân hồi, làm cho Tánh Phật không kịp định hình và không kịp nhớ những gì Tánh Phật muốn làm khi còn ở Phật giới.
Trong kinh vật lý Như Lai đã dạy:
1. Hoa Ưu Đàm 7 ngàn năm mới nở 1 lần! Có nghĩa, khi Như Lai tuyên dạy Pháp môn này và đưa cành Hoa Sen lên kiểm Thiền vào cuối thời kỳ Đồ đồng, thời kỳ của 7 ngàn năm.
2. Sau khi Như Lai diệt độ, Tôn tượng của Như Lai cầm cành Hoa Sen, được thể hiện trên Đá, Đồng, Gỗ, là khởi nguồn của thời kỳ 3 ngàn năm.
3. Khi văn minh loài người đã lên cao, Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông được công bố và phổ biến ra, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào như: Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Đạo giáo hay Ấn Độ giáo, dùng trí tuệ của mình để suy xét, đều hiểu được những chân thật nơi thế giới này!
4. Từ khi Tôn tượng của Như Lai cầm cành Hoa Sen, được thể hiện trên Đá, Đồng, Gỗ, v.v… 3 ngàn năm sau loài người sẽ tự hủy diệt nhau, theo quy trình cứ 10 ngàn năm, sự sống của loài người bị chính loài người hủy diệt 1 lần!
Vì thế nên, Như Lai mới dạy trong kinh vật lý, hoa Ưu Đàm 7 ngàn năm mới nở 1 lần và nở suốt 3 ngàn năm mới tàn, là vậy!
Xin chân thành cám ơn cô!
Trả lời ngày 22 tháng 02 năm 2021
Thiền tông gia Đức Tịnh