Lượt xem:31298
ĐẠO PHẬT CÓ 6 PHÁP MÔN TU
******
Đạo Phật, là do người Toàn năng Toàn giác lập ra có 6 pháp môn tu mục đích và công thức thật rõ ràng như sau:
Có 5 pháp môn tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi của Trái đất và 1 Pháp môn học và hành để trở về Phật giới, gồm:
I. Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa: Cũng gọi là “Nguyên thủy” hay “Nam truyền”:
1. Kinh hướng dẫn tu, gồm:
a) Kinh Trường A Hàm.
b) Kinh Trường Bộ.
2. Phương pháp tu:
Ngồi Thiền dụng công tu hành 1 trong 37 pháp Quán Trợ đạo, do 1 vị Thánh giúp mới thành công, gồm:
a) Tứ quả Thinh Văn:
- Ngồi Thiền ép cho Thân bất động, Tánh không phát ra Tưởng tượng và suy nghĩ, thì chứng được 4 quả vị Thánh nơi Trái đất này, gồm:
Một là: “Thánh nhập lưu”, tức nhập vào dòng Thánh!
Người này phải đạt được 4 phần như sau:
- Thân Người mình phải bất động.
- Tánh Người mình phải bặt Tưởng tượng.
- Đạt được Thanh tịnh từ 4 giờ trở lên.
- Khi đạt được Thanh tịnh từ 4 giờ trở lên rồi, phát ra ham thích an vui; an vui phải hiển lộ ra, thì Người này đã đạt được “Thánh Diệu Lạc”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh nhập lưu Tu Đà Hoàn”.
Hai là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ hai là “Tư Đà Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Tách cho cái “Diệu Lạc” do mình ham muốn mà có đó, rời ra cái ham muốn của mình.
- Người nào tách được cái ham muốn của mình rời khỏi Diệu Lạc mà thành công, thì Người này chứng được quả vị Thánh thứ hai là: “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh Tư Đà Hàm”.
Ba là: Khi đạt được “Thánh Ly Hỷ Diệu Lạc” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ ba là “Thánh A Na Hàm”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho cái “Diệu Lạc” vào nơi “Thanh tịnh”.
- Người nào cho Diệu Lạc vào được nơi Thanh tịnh mà thành công, thì mình chứng được quả vị Thánh thứ ba là: “Thánh Diệu Lạc Thanh tịnh”.
Danh từ trong Đạo Phật gọi là: “Thánh A Na Hàm”.
Bốn là: Khi đạt được “Thánh Diệu Lạc Thanh tịnh” rồi, mà muốn thành tựu Thánh thứ tư là “Thánh A La Hán”, thì phải thực hiện tiếp như sau:
- Ép cho “Thân và tánh Người” của mình nhập vào “Diệu Lạc Thanh tịnh”.
- Người nào ép cho Thân và tánh Người của mình vào an trú hẳn trong Diệu Lạc Thanh tịnh mà thành công, thì chứng được quả vị cao nhất nơi Trái đất là “Thánh A La Hán”, cũng gọi là “Thánh Bất động”.
Trên đây là “Tứ quả Thinh Văn”, dụng công tu hành chứng được nơi Trái đất này.
Người nào ngồi Thiền dụng công tu hành chứng được Tứ quả Thinh Văn, nhập vào quả vị A La Hán. sống trong đó, thì Người này được vào “Niết Bàn Tịch Tĩnh” sống trong đó.
Sau khi bỏ Sắc Thân này, được vào sống 1 trong 2 nơi như sau:
- Vào sâu trong Hang núi thanh vắng sống làm “Thánh Bất động”.
- Gia nhập vào loài Thần, làm “Thần Thanh tịnh”, hoạt động theo lệnh của Thần Chủ Vùng.
b) Ngồi Thiền dụng công tu 1 trong 37 Pháp Quán Trợ đạo:
Ngồi Thiền dụng công tu hành 1 trong 37 pháp Quán Trợ đạo, do 1 vị Thánh giúp mới thành công, gồm:
* Ngồi Thiền Quán “Tứ Khổ Đế”:
- Quán để biết 4 cái khổ của Thân người: Sanh – Lão – Bệnh – Tử!
* Ngồi Thiền Quán “Tứ Diệu Đế”:
- Quán để biết 4 cái kỳ diệu của Thân người: Muốn sanh đâu cũng được!
* Ngồi Thiền Quán “Thân Bất Tịnh”:
- Quán để biết Thân người không sạch!
* Ngồi Thiền Quán “Tứ Niệm Xứ”:
- Quán để biết Thân người 4 thứ duyên hợp: Đất – Nước – Gió – Lửa.
* Ngồi Thiền Quán “Vô Thường”:
- Quán để biết Thân người là vô thường, không biết chết lúc nào.
* Ngồi Thiền Quán “Vô Ngã”:
- Quán để biết tánh Người không có Ngã, tức ta chân thật.
* Ngồi Thiền Quán “Vọng Tưởng”:
- Quán để thấy Vọng Tưởng.
- Quán để dẹp Vọng Tưởng.
- Quán để biết Vọng không theo.
* Ngồi Thiền Quán “Từ Bi”:
- Quán để thương muôn loài.
* Ngồi Thiền Quán “Bác Ái”:
- Quán để thương tất cả mọi người.
* Ngồi Thiền Quán “Bát Chánh Đạo”:
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên cõi “Trời Vô Sắc”.
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên cõi “Trời Hữu Sắc”.
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên nước “Cực Lạc”.
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên cõi “Trời Tứ Thiên Vương”.
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên cõi “Trời Dục Giới”.
- Quán để biết con đường Vãng sanh lên cõi “Trời Ngọc Hoàng” hay còn gọi là “Trời Thượng Đế”.
- Quán để biết con đường làm Thần Thừa Hành.
- Quán để biết con đường tái sanh làm người Giàu sang.
* Ngồi Thiền Quán “Lục Căn Viên Thông”:
- Quán để Nhãn căn viên thông, tức Mắt nhìn thấy được thông xa.
- Quán để Nhĩ căn viên thông, tức Tai nghe được thông xa.
- Quán để Tỷ căn viên thông, tức Mũi ngửi mùi được thông suốt.
- Quán để Thiệt căn viên thông, tức Lưỡi nếm vị được thông suốt.
- Quán để Ý căn viên thông, tức Ý biết được thông suốt.
- Quán để Thân căn viên thông, tức Thân xúc chạm được thông.
* Ngồi Thiền Quán “Thấy Phật và Bồ Tát”:
- Quán để thấy hình bóng Phật.
- Quán để thấy hình bóng Bồ Tát.
* Ngồi Thiền Quán “Nhìn thấy cõi Âm”:
- Quán để thấy các loài Thần làm việc.
- Quán để thấy các loài Thánh làm việc.
- Quán để thấy các loài Địa Ngục sống.
* Ngồi Thiền Quán “Ngũ Phần của Thân Người”:
- Quán để biết công dụng của Đất.
- Quán để biết công dụng của Nước.
- Quán để biết công dụng của Gió.
- Quán để biết công dụng của Lửa.
- Quán để biết công dụng của Điện từ Âm Dương.
* Ngồi Thiền Quán “Lục Diệu Pháp môn”:
- Quán để biết Hơi thở ra vào.
- Quán đếm Hơi thở ra vào.
- Quán theo Hơi thở ra vào, gọi là Tùy tức.
- Quán kìm cho Hơi thở dừng, gọi là Dừng tức.
- Quán kéo Hơi thở Trở lại.
- Quán kìm Hơi thở tịnh, gọi là Định tức.
3. Đạo Phật Pháp môn Tiểu thừa này, Đức Phật dạy dụng công tu hành có thành tựu theo Nhân quả Luân hồi của Trái đất, nên Đức Phật không dạy Giáo Lý.
II. Đạo Phật Pháp môn Trung thừa: Cũng gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”:
1. Kinh, sách hướng dẫn tu, gồm:
a) Bộ Kinh Bát Nhã.
b) Bộ Sách Duy thức học.
2. Phương pháp tu:
- Học cho thông tất cả những gì mà 2 bộ kinh và sách này dạy, nếu mình có khiếu giảng pháp, đi giảng và lý luận cho người khác nghe, để người khác cúng tiền cho mình.
3. Đạo Phật Pháp môn Trung thừa này, Đức Phật không dạy Giáo Lý, vì người tu mà thích làm Thầy để kiếm tiền, nên Đức Phật không dạy Giáo Lý là vậy.
III. Đạo Phật Pháp môn Đại thừa: Cũng gọi là “Phát triển”:
1. Kinh hướng dẫn tu, gồm:
a) Quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm.
b) Quyển kinh Viên Giác.
c) Quyển kinh Đại Bát Niết Bàn.
d) Quyển kinh Hoa Nghiêm.
đ) Quyển kinh Tứ Thập Nhị Chương.
e) Quyển kinh Dược Sư.
f) Quyển kinh Lăng Già.
g) Quyển kinh Kim Cang.
h) Quyển kinh Địa Tạng.
i) Quyển kinh Đại Bi.
j) Quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
k) Quyển kinh Duy Ma Cật, do ông Cư sỹ Duy Ma Cật viết, được Đức Phật xác nhận là đúng.
2. Phương pháp tu:
- Ngồi suy tư hữu dụng vật chất, để giúp loài Người bớt vất vả.
3. Đạo Phật Pháp môn Đại thừa này, Đức Phật không dạy Giáo Lý, vì người tu mà thích đi làm để kiếm tiền, nên Đức Phật không dạy Giáo Lý.
IV. Đạo Phật Pháp môn Tịnh Độ tông: Cũng gọi là “Niệm Phật”:
1. Kinh hướng dẫn tu, gồm:
a) Quyển kinh Vô Lượng Thọ.
b) Quyển kinh Vô Lượng Quang.
2. Phương pháp tu:
Một là, đi, đứng, nằm, ngồi, miệng lúc nào cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm cho đến khi nào miệng mình không còn niệm nữa, mà tiếng Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang đi hoài, là người tu này được thành công.
Hai là, phải làm Phước thiện cho thật nhiều, nhất là cúng dường để xây chùa Vật lý.
Ba là, cúng tiền cho các vị Sư sống, để các Sư không phải lao động mệt nhọc.
Bốn là, cúng tiền càng nhiều, thì càng có phước đức rất lớn.
Năm là, phải ham muốn thật mãnh liệt.
Người tu hành nào có đủ 5 yếu tố nói trên, sau khi chết, được vị Thần Thừa hành quản lý Tánh Phật của mình, nắm lấy “Trung Ấm Thân” của mình ném vào “Bầu Hoàn đạo 3 trong Tam giới”, vào nước Cực Lạc sanh ra và sống ở đó.
3. Đạo Phật Pháp môn Tịnh Độ tông này, Đức Phật không dạy Giáo Lý, vì người tu mà thích vãng sanh lên nước Cực Lạc hưởng sung sướng tột cùng, nên Đức Phật không dạy Giáo Lý là vậy.
V. Đạo Phật Pháp môn Mật Chú tông: Cũng gọi là “Niệm Chú”:
1. Kinh hướng dẫn tu, gồm:
a) Quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm, niệm để xua đuổi Cô Hồn nhập xác người.
b) Quyển kinh Dược Sư, niệm để trợ giúp người bị bệnh Thân và Tánh.
c) Quyển kinh Đại Bi, niệm để trị bệnh người bị bệnh u buồn.
2. Phương pháp tu:
- Lấy các câu Thần chú trong 3 quyển kinh ra niệm.
- Người bị bệnh gì, thì đem câu Thần chú của kinh đó ra niệm, niệm cho đến khi nào người bị bệnh hết mới thôi.
3. Đạo Phật Pháp môn Mật Chú tông này, Đức Phật không dạy Giáo Lý, vì người tu mà thích làm Thầy trị bệnh để kiếm tiền và sau khi chết là Thần, nên Đức Phật không dạy Giáo Lý là vậy.
VI. Đạo Phật Pháp môn Thiền tông:
1. Giáo Lý hướng dẫn tu:
- “Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông”.
2. Phương pháp tu:
Học thuộc “Giáo Lý Đạo Phật Thiền tông” để Giác ngộ, tức hiểu biết thật rõ 11 phần, gồm:
- Càn khôn Vũ trụ.
- Phật giới.
- Tam giới.
- Trái đất.
- Con người.
- Vạn vật.
- Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
- Biết Ác đức phải bị đi xuống đâu!
- Biết Nghiệp phước đức Dương sử dụng ở đâu!
- Biết Nghiệp phước đức Âm sử dụng nơi nào!
- Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu!
- Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
V.v...
Khi học thuộc và rõ thông 11 phần nói trên, tìm cách giúp nhiều người khác hiểu và rõ thông như mình, được gọi là “học để Giác ngộ và hành để Giải thoát”.
3. Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, là pháp môn dạy công thức rõ ràng và rất nhiều phần. Do đó, Đức Phật phải dạy Giáo Lý.
ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG
- NHƯ LAI DẠY CÔNG THỨC TRỞ VỀ PHẬT GIỚI (14.04.2020)
- ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG TỰ NHIÊN CỦA TAM GIỚI (18.12.2019)
- CẤU TẠO THÂN CỦA MỘT CON NGƯỜI (18.12.2019)
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI HIỂU RÕ (18.12.2019)
- NGƯỜI MUỐN TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI CÓ NHỮNG TIÊU CHUẨN NHƯ SAU (18.12.2019)