Lượt xem:23288
Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào
***
Thiền Gia Thanh Bình, Số nhà 15 đường Bùi Văn Bình, Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. SĐT: 0869.883.119, hỏi:
Thưa Thiền gia Đức Tịnh! Sau khi tôi đọc toàn bộ nội dung Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông do Thiền gia Đức Tịnh công bố, tôi xin hỏi như sau, xin Thiền gia Đức Tịnh vui lòng giải đáp, tôi xin thành thật cảm ơn!
Người tu theo Thiền tông, mục đích là trở về Phật giới, nhưng phải tạo được nhiều Công đức sáng, đặc biệt là đối với những người đã lớn tuổi. Vậy Công đức được hình thành như thế nào? Và người tu theo Thiền tông nói chung, có đang tạo được Công đức sáng hay là không tạo được? Thiền tông gia Đức Tịnh có lời khuyên như thế nào đối với người tu Thiền tông trong việc tạo Công đức sáng?
Xin Trả lời Thiền tông Gia:
Nghiệp Công đức sáng được hình thành khi chúng ta thật sự Giác ngộ, tức hiểu biết và giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần, gồm:
1. Càn khôn Vũ trụ.
2. Phật giới.
3. Tam giới.
4. Trái đất.
5. Con người.
6. Vạn vật.
7. Quy luật Nhân quả, Luân hồi.
8. Công thức thoát ra quy luật Nhân quả, Luân hồi.
9. Biết Nghiệp phước đức Dương sử dụng ở đâu?
10. Biết Nghiệp phước đức Âm sử dụng nơi nào?
11. Biết Nghiệp Công đức sử dụng ở đâu?
V.v...
Nghiệp Công đức được tạo ra và hình thành từ việc làm của mình, trên nền tảng giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và được chia làm 2 dạng như sau:
Dạng một: Nghiệp Công đức tối, hay còn gọi là tự mình bôi đen, được tạo ra và hình thành, khi giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và Nghiệp Công đức đó được hình thành trên nền tảng như sau:
1. Không tự mình Giác ngộ trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
2. Học và thực hành không đúng Nhất Tự Thiền, trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
3. Chấp ngã trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
4. Kể công trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
5. Giành giật trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
Dạng một này, tự mình tạo ra Nghiệp Công đức tối, hay còn gọi là tự mình bôi đen, sẽ không Giải thoát được, hay còn gọi là không trở về Phật giới được, vì còn bị dính nơi thế gian này.
Dạng hai: Nghiệp Công đức sáng, được tạo ra và hình thành, khi giúp những người khác hiểu biết rõ 11 phần như nói ở trên và Nghiệp Công đức sáng đó được hình thành trên nền tảng như sau:
1. Tự mình Giác ngộ trước khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
2. Học và thực hành đúng Nhất Tự Thiền trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
3. Không Chấp ngã trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
4. Không Kể công trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
5. Không Giành giật trong khi tạo ra được Nghiệp Công đức.
Dạng hai này, tự mình tạo ra Nghiệp Công đức sáng, nhưng vẫn bị vị Thần thực thi Nhân quả dùng điện từ Âm nhuộm đen, hay còn gọi là bôi đen, để điều hành và quản lý Nghiệp. Do đó, khi gần hết duyên sống nơi thế giới loài Người, vị Thần thực thi Nhân quả, phải thực thi điện từ Âm cho sáng trở lại. Vì thế nên, người này được tự tại Giải thoát, hay còn gọi là được tự do trở về Phật giới.
Giúp nhiều người khác hiểu rõ được 11 phần sự thật bất hoại nói trên, là tạo ra được Nghiệp Công đức. Đem khối Nghiệp Công đức tạo ra được, trở về Phật giới, điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào khối Nghiệp Công đức, liền định hình ra một Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh. Từ trong Ngôi nhà Pháp thân Thanh tịnh đó một Kim Thân Phật bất hoại được sinh ra, Tánh Phật ẩn vào Kim Thân Phật bất hoại đó, thành là vị Phật Toàn năng Toàn giác.
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông hiện nay, chỉ có một số ít người tạo ra được Nghiệp Công đức, còn lại là không tạo được vì Mê tín. Mê là sai, Tín là tin, Mê tín tức Tin sai Tin lầm, tin không đúng sự thật về Con người, bị Người lừa, Tưởng thật và tin Người lừa mình, tiếp tục lôi kéo thêm nhiều người khác tin như mình, tức tạo ra được nhiều Nghiệp Ác đức, do vậy, không tạo ra được Nghiệp Công đức.
Nguyên lý tạo Nghiệp của một con người sống nơi thế giới Luân hồi sanh ra Nhân quả này như sau:
- Con người chúng ta muốn tạo Nghiệp phải sử dụng 3 thứ Tánh và Thân như: Tánh Tưởng – Tánh Tham – Tánh Hành và Thân Hành. Tánh Người được cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do đó, phải hoạt động theo nguyên lý của điện từ Âm Dương, là phát ra và thu vào, do vậy, chúng ta phát ra cái gì thì thu vào cái đó. Vì thế nên, chúng ta phát ra, tức giúp những người khác hiểu được 11 phần bất hoại, thì chúng ta thu về được 11 phần bất hoại, được gọi là tạo ra được Nghiệp Công đức, tương tự như vậy, khi chúng ta giúp những người khác hiểu sai sự thật bất hoại, thì chúng ta tạo ra được Nghiệp Ác đức.
Lời khuyên: Trong kinh Trường A Hàm Đức Phật dạy: Thân người khó được, mà gặp được Thiền tông còn khó hơn gấp ngàn lần. Vì thế nên, quý vị tin và làm một việc gì, thì phải suy xét cho thật kỹ, thấy đúng thì mới tin, mới làm, đừng dính vào bất cứ thứ gì và bất cứ ai nơi thế gian này, kể cả Đức Phật và các vị Tổ. Chúng ta chỉ thầm cám ơn Đức Phật và các vị Tổ, khi chúng ta thật sự Giác ngộ. Đức Phật và các vị Tổ, chỉ nhận lời cám ơn của chúng ta, khi chúng ta hiểu được Đức Phật muốn dạy Giác ngộ và Giải thoát để làm gì, và các vị Tổ sư Thiền tông muốn truyền Thiền tông đi để làm gì. Tôi và quý vị, quỹ thời gian chỉ còn có vài chục năm thôi, lơ là một ngày, là mất đi một ngày. Vì thế nên, hãy dùng quỹ thời gian quý báu còn lại của mình, để làm vào những việc tạo ra Nghiệp Công đức, mới đúng với những gì Đức Phật dạy, để Thân của chúng ta khi còn sống nơi thế giới loài Người, được trở thành là “Tứ Sở Quý”.
Những việc như: Buồn – Thương – Giận – Ghét, để cho những người họ muốn: Buồn – Thương – Giận – Ghét, họ làm, như vậy mới đúng là “Tứ Vô Sở Quý”, vì họ muốn như vậy.
Câu hỏi 2: Pháp trần là gì, có liên quan gì đến Giải thoát không? Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh giải thích rõ điều này?
Xin Trả lời Thiền tông Gia câu 2:
Pháp trần:
- Pháp là tiếng nói.
- Trần là nhỏ.
Pháp trần, có nghĩa là: Tiếng nói nhỏ.
Học thuộc để nhớ rõ hay thực hành để nhớ rõ, được gọi là Tiếng nói nhỏ, hay còn gọi là Pháp trần. Do vậy, người muốn Giải thoát, ngoài việc tạo ra được Nghiệp Công đức, ham muốn Giải thoát và thực hành đúng Nhất Tự Thiền, còn phải học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, được gọi là Pháp trần.
Học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, được gọi là Pháp trần, vậy Pháp trần này để làm gì?
Pháp trần, được sử dụng khi Trung Ấm Thân thoát ra khỏi Thân Tứ đại như sau:
a) “Thân Tứ đại” của quý vị được gọi là “Sắc Thân”.
b) Sắc Thân này tồn tại được là nhờ “điện từ Âm Dương” bao lại và cuốn hút, nên Thân Tứ đại mới hoạt động được.
c) Điện từ Âm Dương tiếp theo phía trong, chính là “Vỏ bọc tánh Người” của quý vị.
Khi điện từ Âm Dương không còn cuốn hút “Sắc Thân” của quý vị nữa, điện từ Âm Dương bao “Sắc Thân” này, co lại thành là “Trung Ấm Thân”, để chuyên chở những gì mà Tánh Phật mượn Thân và tánh Người tạo ra.
Quy luật Nhân quả Luân hồi ở Trái đất và Tam giới này chỉ có Âm và Dương:
- Âm, thì ở nơi “Trái đất” này, tùy theo Âm nhiều hay Âm ít.
- Dương, thì ở nơi các “cõi Trời” hay “nước Cực Lạc”.
d) “Nghiệp Công đức”, là loại không Âm cũng không Dương, tức nó không ở Trái đất hay Tam giới này được, bắt buộc phải thoát ra ngoài quy luật Nhân quả Luân hồi của Trái đất và Tam giới, để trở về “Phật giới”.
Nơi chứa Nghiệp Công đức là Phật giới.
Do vậy, quý vị nào tạo được thật nhiều Nghiệp Công đức, học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát - được gọi là Pháp trần, và thực hành đúng Nhất tự Thiền, thì được tự do rời Trái đất Nhân quả Luân hồi này, để trở về Phật giới.
Tại sao được tự do!
- Tánh Phật của quý vị, vào thế giới loài Người mượn Thân và tánh Người tạo Nghiệp Công đức, phải có sự đồng ý của vị Trưởng Dòng tộc. Trưởng Dòng tộc mới đề cử 1 vị Thần Thừa hành, theo quản lý suy nghĩ và việc làm của Tánh Phật mượn Thân và tánh Người.
Trưởng Dòng tộc có quy định như sau:
- Tánh Phật nào mượn Thân và tánh Người tạo được Nghiệp Công đức nhiều, muốn mang Nghiệp Công đức trở về Phật giới thì được tự do trở về mà không cần từ giã Trưởng Dòng tộc.
Vì sao Trưởng Dòng tộc có quy định như vậy!
- Vì Tánh Phật nào mượn Thân và tánh Người tạo được nhiều Nghiệp Công đức sáng thì vị Trưởng Dòng tộc không dám nhìn Nghiệp Công đức, nên mới có quy định như vậy.
Do vậy, người nào muốn được tự tại Giải thoát khi hết duyên sống nơi thế gian này, thì phải thực hành được 4 việc như sau:
1. Phải ham muốn Giải thoát mãnh liệt:
- Người ham muốn Giải thoát mãnh liệt là người sợ Nhân quả Luân hồi nơi thế gian này, do đó, mới dùng thời gian, tiền bạc vào việc tạo ra Nghiệp Công đức để Giải thoát.
2. Phải Giác ngộ và thực hành đúng Nhất Tự Thiền:
- Người Giác ngộ và thực hành đúng Nhất Tự Thiền, là người không còn dính bất cứ thứ gì nơi thế gian này, vì thế nên, tạo Nghiệp Công đức ra, mới sáng.
3. Phải tạo ra được Nghiệp Công đức sáng:
- Người tạo ra được Nghiệp Công đức sáng, khi hết duyên sống nơi thế gian này, Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, vị Thần quản lý Tánh Phật không dám nhìn và nắm Trung Ấm Thân có Nghiệp Công đức sáng.
4. Phải học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, gọi là Pháp trần:
- Học thuộc trôi chảy công thức Giải thoát, gọi là Pháp trần, để khi Trung Ấm Thân xuất ra khỏi Thân tứ đại, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, do vậy, phải chịu theo quy luật vận hành của điện từ Âm Dương như sau:
Một là, điện từ Âm Dương tự nhiên của Tam giới vận hành Trái đất. V.v...
Hai là, những làn sóng điện từ Âm Dương do loài Người tạo ra, để chuyên chở những hình ảnh và âm thanh đi vòng quanh Trái đất và các Hành tinh gần Trái đất.V.v...
Ba là, các Loài có Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hay còn gọi là Loài vô hình, giao tiếp với nhau.V.v...
Tất cả những vận hành của điện từ Âm Dương nói trên tạo thành những âm thanh rất lớn. Do vậy, Trung Ấm Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, bị chi phối bởi những âm thanh, những hình ảnh của loài Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương này tạo ra, vì thế nên, Tánh Phật của người này bị mất phương hướng và dao động. Lúc này, loài Cô Hồn bắt đầu hiện hình biến tướng để người này khởi niệm theo như sau:
Ví dụ:
- Khi người này còn duyên sống nơi thế giới loài người, người này dính bất cứ cái gì, thì loài Cô Hồn biến hiện ra cái đó, để người này khởi niệm theo, vì thế nên, người này chỉ khởi một niệm theo những Âm thanh, Hình ảnh cấu tạo bằng điện từ Âm Dương của loài Cô Hồn biến hiện ra, là dính ngay vào loài Cô Hồn Thân cấu tạo bằng điện từ Âm Dương, hay còn gọi là “loài Âm”. Ngay lập tức, điện từ Âm của loài Cô Hồn kéo tới nhuộm đen Vỏ bọc Tánh Phật bao khối Nghiệp Công đức của người này lại và dẫn ra ngoài đường làm Cô Hồn lang thang. Vì thế nên, Đức Phật dạy vào lúc này: gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma, tức không khởi theo bất cứ một thứ gì, kể cả Phật, Bồ tát cũng như người trong dòng tộc.
Do đó, Đức Phật dạy: người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, khi còn mang Thân một con người, thì phải làm được 4 việc như nói ở trên, để khi hết duyên sống nơi thế loài người, Trung Ấm Thân của người này, xuất ra khỏi Thân tứ đại, không bị Mê lầm bất cứ thứ gì và không dính vào bất cứ thứ gì, thì mới Giải thoát được.
Vì thế nên, trong kinh Bát Nhã Ba La Mật, Đức Phật dạy vượt Hải Triều Dương bằng 28 câu kệ như sau:
Ầm ầm Vọng thức dậy
Cuồn cuộn Vọng tánh dâng
Tạo thành bờ ngăn cách
Giữa sanh tử, vô sanh.
Biết là bờ hư vọng
Vượt qua rất dễ dàng
Thoát ngoài vòng sanh tử
Vào được Bể vô sanh.
Không biết khởi vọng nhận
Nhân quả luân hồi đến
Kéo vào lục đạo ngay
Âm dương cuốn hút lấy.
Không trở lại cội nguồn
Ma Vương quản lý chặt
Phải làm kiếp tôi đoài
Muôn đời làm tôi tớ.
Cho bọn Quỉ bọn Ma
Việc trở về nguồn cội
Chắc chắn không về được
Dù có vạn Đức Phật.
Đến với thế giới này
Cũng chưa chắc cứu được
Ai đó nói cứu giùm
Là kẻ đại lừa gạt.
Phải tự mình đứng lên
Vượt qua bờ sanh tử
Nếu không vượt qua được
Vĩnh kiếp mãi trầm luân!
Thiền tông Gia Đức Tịnh
Trả lời câu hỏi ngày 27 tháng 03 năm 2020
- Quả vị Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật (18.01.2023)
- ĐỊNH SINH TUỆ, VẬY TUỆ CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC VÔ MINH KHÔNG? (26.04.2021)
- Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để biết được người có đạo đức và người không có đạo đức? (02.04.2021)
- VÔ MINH DẪN CHÚNG SINH ĐI LUÂN HỒI VÀ VÔ MINH LÀ NHÂN ĐẦU TIÊN SINH RA CÁC NHÂN KHÁC TRONG CHUỖI THẬ (29.03.2021)
- HOA ƯU ĐÀM (21.02.2021)
- VÔ TRỤ VỚI VẬT CHẤT MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG CÓ VẬT CHẤT LÀM SAO ĐỂ SỐNG, VẬY VÔ TRỤ VÀ VÔ N (11.02.2021)
- VỊ PHẬT RA ĐỜI ĐỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN, VẬY CHUYỂN PHÁP LUÂN LÀ CHUYỂN NHỮNG GÌ? (07.02.2021)
- HÌNH TƯỢNG TAY NHỮNG VỊ PHẬT THỦ ẤN KHÁC NHAU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (05.02.2021)
- NHỮNG CÂU HỎI MÀ THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐANG TRẢ LỜI, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH HỌC Ở ĐÂU, HAY LẤY TỪ (30.01.2021)
- LẤY TIỀN PHÚNG ĐIẾU TẠO NGHIỆP CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG? (24.01.2021)