Lượt xem:30353
CHÁNH ĐẠO VÀ TÀ ĐẠO
******
Kính thưa Thiền Tông Gia Đức Tịnh!
Tôi là Đinh Văn Ba, cư ngụ Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại 0902.951.606, xin hỏi Thiền Tông Gia Đức Tịnh:
Tôi xem trên mạng thấy có nhiều người tu theo Pháp môn Thiền tông họ nói, Pháp môn Thiền tông giúp cho con người Giác ngộ và Giải thoát mới là chánh đạo, còn các đạo khác và các Pháp môn khác trong đạo Phật, là tà đạo, có người còn chửi những người tu theo các đạo khác và các Pháp môn khác, là tu Tà, như vậy có đúng không?
Kính xin Thiền Tông Gia Giải Thật rõ ràng chân thật, vì câu hỏi này có liên quan và ảnh hưởng đến những người đang tu theo Đạo Phật Thiền Tông, chân thành cám ơn.
Xin trả lời anh:
Người tu theo đạo Phật Pháp môn Thiền tông, mà còn nói đạo khác và các Pháp môn khác là Tà đạo, là người này không hiểu gì về Thiền tông:
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông muốn nói và khẳng định điều gì, thì phải dựa trên những căn cứ như sau:
Thứ nhất về pháp luật: Nhà nước ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo số: 02/2016/QH14.
Điều 3 khoản 1:
“1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.”
V.v…
Nhà nước ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 để người dân có quyền được tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo, trong khuôn khổ của pháp luật. Vì thế nên, nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo nào, thì tổ chức tôn giáo đó, là chánh giáo, hay còn gọi là, chánh đạo.
Thứ hai về quan điểm của cá nhân mỗi người:
Khi chúng ta đã thích tu theo Pháp môn nào, đạo nào, thì chúng ta sẽ cho Pháp môn đó, đạo đó là chánh đạo, là tốt nhất và hay nhất, thì chúng ta mới tu theo, vì thế nên, tự đưa ra quan điểm cá nhân của mình, cho rằng, những người tu theo các Pháp môn khác, các đạo khác là Tà đạo. Đây là quan điểm cá nhân, không có cơ sở và không có căn cứ.
Nhà nước cho người dân có quyền được tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo quy định của pháp luật, nhưng nghiêm cấm người dân làm sai những quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5 Luật tín ngưỡng tôn giáo số: 02/2016/QH14:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”
Thứ ba về Đạo Phật Thiền Tông:
Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, mà không thật sự hiểu Đạo Phật Thiền Tông, sẽ là người làm ra những việc để phá hoại Đạo Phật Thiền Tông.
Người tu theo Đạo Phật Thiền Tông, nếu thật sự hiểu Thiền tông, thì sẽ không nói Chánh hay Tà, vì Đức Phật dạy 6 Pháp môn tu, để ai thích tu Pháp môn nào thì tu, tùy theo căn cơ và sự ham muốn của mỗi người, mà chọn cho mình Pháp môn tu, phù hợp với mình.
Đạo Phật Pháp môn Thiền tông, là Pháp môn nhập thế, vì thế nên, người tu theo đạo Phật Pháp môn Thiền tông, phải biết đối nhân xử thế, làm sao cho gia đình và xã hội được êm ấm. Nói và làm việc gì cũng phải tuân thủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, mới đúng là người tu đúng theo Đạo Phật Thiền Tông.
Xin chân thành cám ơn anh.
Trả lời ngày 27 tháng 10 năm 2020
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- Tại sao Thiền Tông Gia Đức Tịnh trả lại bằng Thiền Tông Gia (02.08.2020)
- Tại sao Thiền tông Gia Đức Tịnh lại qua mặt Thầy để công bố Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu Tổ chức, Cá nhân có nhiệm vụ công bố (02.08.2020)
- Người Có Nhiệm Vụ (02.08.2020)
- Nội dung của Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông có bao nhiêu phần (02.08.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông tại sao Thiền gia Đức Tịnh không xin cấp phép xuất bản (02.08.2020)
- Có phải Thiền tông gia Đức Tịnh, ủng hộ xong rồi đăng lên để kiếm Danh hay không (27.07.2020)
- Ai để quyển Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông đó trong nhà sẽ gặp tai họa khủng khiếp (27.07.2020)
- Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông Thiền Gia Đức Tịnh có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu (24.07.2020)
- Công đức và Công đức sáng được hình thành như thế nào (24.07.2020)