Lượt xem:29634
Phật gia Phạm Trung Lập, Địa chỉ: Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, SĐT: 0903.050.558, hỏi 1 câu:
Câu hỏi 1: Trong Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông (trang 14) có nêu: “…khi Như Lai vừa mới được “Mẹ Ma Da” sanh ra, Như Lai đã nhớ và biết tất cả, nên đã bước chân đi trên “7 bông hoa Sen”, tay phải chỉ trời tay trái chỉ đất và tuyên bố: “Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã, độc Tôn”.
Xin Thiền tông Gia Đức Tịnh cho biết có phải sự thật Như Lai mới sinh ra đã nhớ và biết tất cả không?
Sự kiện Đức Phật mới sinh ra đã bước chân trên “7 bông hoa Sen” có phải là sự thật hay chỉ có ý nghĩa hình tượng để nói về 1 bậc Toàn năng Toàn giác.
Nếu đúng là có thật, thì tại sao “trước khi Như Lai dạy đạo, Như Lai phải ngồi thiền 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề để kiểm tra lại năng lực của 1 vị Phật coi có còn đúng nữa hay không?”
Nhờ Thiền tông Gia Đức Tịnh trả lời giúp câu hỏi trên, xin chân thành cảm ơn!
Xin trả lời Phật gia câu hỏi 1:
Ý thứ nhất:
Đức Phật mới sanh ra đã bước chân trên 7 bông hoa Sen, tay phải chỉ trời tay trái chỉ đất và tuyên bố: “Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã, độc Tôn”, là có nguyên do như sau:
Đức Phật Nhiên Đăng đã dạy và thọ ký cho Thái Tử Thường Hộ Minh ở Nội Viện Cung Trời Đâu Suất Đà, khi về Nam Diêm Phù Đề, tức Trái đất này, thành Phật hiệu là Thích Ca Văn, tức Thích Ca viết ra Kinh và Sách để dạy. Khi Thái Tử Thường Hộ Minh hết duyên sống ở Nội Viện Cung Trời Đâu Suất Đà và trở về Trái đất, Trung Ấm Thân của Thái Tử Thường Hộ Minh được các thiện Thần nghênh đón vào nước Ca Tỳ La Vệ và nhập vào thai mẹ là Hoàng Hậu Ma Da. Khi Trung Ấm Thân của Thái Tử Thường Hộ Minh nhập vào Tinh Cha và Noãn Mẹ trong Tử cung của Hoàng Hậu Ma Da, được vị Thần Thừa hành bủa điện từ Dương làm sáng Tử cung của Hoàng Hậu Ma Da suốt 9 tháng 10 ngày để Tánh Phật của Thái Tử Thường Hộ Minh không ngủ quên, do đó, khi Thái Tử Tất Đạt Đa mới vừa sanh ra, đã nhớ hết tất cả những gì mà Đức Phật Nhiên Đăng đã dạy ở Nội Viện Cung Trời Đâu Suất Đà. Vì thế nên, Thái Tử Tất Đạt Đa đã dùng điện từ Âm Dương tự nhiên của Tam giới nói chung và Trái đất nói riêng để hình thành ra 7 bông hoa Sen bằng điện từ Âm Dương và bước đi trên 7 bông hoa Sen đó, tay phải chỉ trời tay trái chỉ đất và tuyên bố: “Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã, độc Tôn”, tức trên trời dưới đất, duy nhất chỉ có con người mới làm được tất cả. Nhưng con người đang sống ở nơi thế giới vật lý điện từ Âm Dương, tức thế giới của Thành - Trụ - Hoại - Diệt, hay còn gọi là Sanh - Lão - Bệnh - Tử, vì thế nên, Thái Tử Tất Đạt Đa mới bước chân đi trên 7 bông hoa Sen để nhắc nhở cho loài Người: Khi đã sống ở nơi thế giới vật lý điện từ Âm Dương này, thì phải sống và chịu theo quy luật: “Sanh - Lão - Bệnh - Tử”, không ai sống ngoài quy luật này được, kể cả Người Toàn năng Toàn giác như Thái Tử Tất Đạt Đa.
Ý nghĩa của 7 bông hoa Sen như sau:
* Bông Sen 1 đến bông Sen 4:
- 1. Sanh - 2. Lão - 3. Bệnh - 4. Tử.
* Từ bông Sen 5 đến bông Sen 7:
- “5. Tu tập - 6. Giác ngộ - 7. Giải thoát”, Thái Tử Tất Đạt Đa có nhiệm vụ chỉ dạy cho những Tánh Phật mượn Thân và tánh Người muốn thoát ra ngoài: Sanh - Lão - Bệnh - Tử, thì phải: “Tu tập”, tức học và thực hành đúng theo “Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông”, để “Giác ngộ” và tìm cách tạo cho được Nghiệp công đức để “Giải thoát”, tức trở về quê xưa của mỗi Tánh Phật, là Phật giới và mang một Kim Thân Phật.
Ý thứ hai:
Năng lực của Thái Tử Tất Đạt Đa, được gọi là người Toàn năng Toàn giác, là do, Đức Phật Nhiên Đăng dạy cho Thái Tử Thường Hộ Minh ở Nội Viện Cung Trời Đâu Suất Đà. Khi về Nam Diêm Phù Đề, tức Trái đất, năng lực này được vị Thần Thừa Hành bảo vệ, tức bủa điện từ Dương vào trong tử cung của Hoàng Hậu Ma Da suốt 9 tháng 10 ngày, có nghĩa Tánh Phật của Thái Tử Tất Đạt Đa không ngủ suốt 9 tháng 10 ngày, vì thế nên, Tánh Phật của Thái Tử Tất Đạt Đa nhớ hết những năng lực mà Đức Phật Nhiên Đăng dạy cho Thái Tử Thường Hộ Minh ở Nội Viện Cung Trời Đâu Suất Đà. Vì vậy, khi vừa sanh ra Thái Tử Tất Đạt Đa đã nhớ tất cả những gì Đức Phật Nhiên Đăng dạy. Khi Thái Tử Tất Đạt Đa lớn nên, cũng là lúc Thái Tử Tất Đạt Đa phải làm nhiệm vụ của người Toàn năng Toàn giác là dạy Đạo. Trước khi dạy Đạo, Thái Tử Tất Đạt Đa phải ngồi thiền 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề và tuần tự kiểm tra lại năng lực của người Toàn năng Toàn giác coi có còn đúng nữa hay là không.
Tại sao trước khi dạy Đạo, Thái Tử Tất Đạt Đa phải tuần tự kiểm tra lại năng lực của người Toàn năng Toàn giác?
Vì ở thế giới loài người này, muốn làm việc gì, hay dạy gì, thì phải có năng lực để làm hay năng lực để dạy, mới làm được và mới dạy được. Do vậy, trước khi dạy Đạo Thái Tử Tất Đạt Đa phải tuần tự kiểm tra lại từng giai đoạn trong vòng 49 ngày:
Giai đoạn 1: Từ ngày 1 đến ngày 9, Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại sự hiểu biết về “Quy luật vật lý” của người Toàn năng Toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? “Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại sự hiểu biết về Quy luật vật lý của người Toàn năng Toàn giác, còn rất đúng”.
Giai đoạn 2: Từ ngày 10 đến ngày 19, Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại “Tam Minh”, của người Toàn năng Toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? “Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại thì Tam Minh của người Toàn năng Toàn giác, còn rất đúng”.
Giai đoạn 3: Từ ngày 20 đến ngày 29, Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại “Lục Thông”, của người Toàn năng Toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? “Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại, thì Lục Thông của người Toàn năng Toàn giác, còn rất đúng”.
Giai đoạn 4: Từ ngày 30 đến ngày 39, Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại sự hiểu biết về “Tứ Vô Sở Quý” và “Tứ Sở Quý” của người Toàn năng Toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? “Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại, thì sự hiểu biết về Tứ Vô Sở Quý và Tứ Sở Quý của người Toàn năng Toàn giác, còn rất đúng”.
Giai đoạn 5: Từ ngày 40 đến ngày 49, Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại “Thập Bát Bất Động” của người Toàn năng Toàn giác, coi có còn đúng nữa hay không? “Thái Tử Tất Đạt Đa kiểm tra lại, thì Thập Bát Bất Động của người Toàn năng Toàn giác tức Toàn lực về vật lý gọi là Thần thông của người Toàn năng Toàn giác, còn rất đúng”.
Thiền tông Gia Đức Tịnh
- THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĂN CẮP GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG VÀ NHỮNG CÂU GIẢI ĐÁP ĐỂ GIẢI ĐÁP CHO NGƯ (20.01.2021)
- TẠI SAO LẠI GỌI LÀ NGHIỆP CÔNG ĐỨC? NGHIỆP CÔNG ĐỨC, NGHIỆP PHƯỚC ĐỨC VÀ NGHIỆP ÁC ĐỨC KHÁC NHAU NHƯ (12.01.2021)
- NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT PHÁP MÔN THIỀN TÔNG “Ở TRONG THANH TỊNH LÂU ĐIÊN” (09.01.2021)
- VÔ NGÃ LÀ GÌ? TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ? NGƯỜI ĐẠT ĐƯỢC VÔ NGÃ LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH (03.01.2021)
- TRÁI ĐẤT THEO QUY TRÌNH “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT”, CÁC CÕI TRỜI CÓ “THÀNH - TRỤ - HOẠI - DIỆT” VÀ (30.12.2020)
- NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN THIỀN, VẬY TẠI SAO THIỀN TÔNG GIA ĐỨ (25.12.2020)
- NHỮNG VIỆC TẠO RA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC, THIỀN TÔNG GIA ĐỨC TỊNH ĐÃ LÀM HẾT RỒI, CHÚNG TÔI MUỐN TẠO CÔNG ĐỨ (19.12.2020)
- TẠI SAO LOÀI CÔ HỒN KHÔNG PHẢI TRẢ NHÂN QUẢ (12.12.2020)
- XƯA CON MÊ CON NHỜ THẦY ĐỘ NAY CON ĐÃ NGỘ CON TỰ ĐỘ CON (09.12.2020)
- NGƯỜI ĐÃ HIỂU ĐẠO TRỞ LẠI SỐNG VỚI ĐỜI (29.11.2020)